"Mỹ hoàn toàn đẩy việc hỗ trợ quân sự cho Ukraina sang châu Âu. Quyết định này được đưa ra vào năm ngoái, bây giờ Mỹ sẽ chuyển sự chú ý sang Trung Đông. Các nước châu Âu không thể từ chối gánh nặng như vậy, bởi vì ngày nay lãnh đạo của hầu hết các nước chủ chốt đều là những người thân Mỹ”, - ông Leonkov nói.
Chuyên gia lưu ý, sau khi nhận ra sự vô ích của cuộc xung đột ở Ukraina, Hoa Kỳ đã thành công trong việc lôi kéo châu Âu vào cuộc, những quốc gia giữ vị thế phụ thuộc vào Washington trong khối NATO. Như vậy, theo Leonkov, giới lãnh đạo Mỹ muốn tránh mất hình ảnh bằng cách đặt toàn bộ gánh nặng thất bại trên mặt trận Ukraina lên các đối tác châu Âu.
"Giờ đây, việc hâm nóng mối quan hệ giữa Liên bang Nga và châu Âu là điều không thể xảy ra trong những thập kỷ tới. Luận điệu ở EU chuyển từ "ngăn chặn" sang "chuẩn bị chiến tranh với Nga", nhưng đối với chúng ta, sự thay đổi quan điểm như vậy sẽ không ảnh hưởng đến chúng ta. Bất cứ điều gì khác, đó chỉ là một sự kéo dài cuộc xung đột và nỗi thống khổ của Ukraina. Còn đối với Hoa Kỳ, bây giờ nếu Biden bị buộc tội "đầu hàng" Kiev, thì ông ta sẽ có thể đổ lỗi cho các nước châu Âu "không thể đối phó" được", - chuyên gia nhấn mạnh.
Từ phản công đến phòng thủ
Chuyên gia lưu ý 40 tên lửa SCALP là vũ khí đáng kể, nhưng để thay đổi tình thế ở mặt trận có lợi cho Kiev thì phải có số lượng tên lửa gấp chục lần, vì vậy quân đội Ukraina sẽ buộc phải dành toàn bộ thời gian sắp tới ở thế phòng thủ.
“Năm ngoái Ukraina tuyên bố sẽ “đánh bại” chúng ta, còn năm nay họ sẽ buộc phải lên tiếng với khẩu hiệu “không lùi một tấc đất”. Còn SCALP, để trở thành mối đe dọa nghiêm trọng, chúng phải được cung cấp gấp hàng chục lần và quan trọng nhất là Kiev cần nhiều máy bay hơn nữa để sử dụng ồ ạt chứ không chỉ vài lần một ngày”, - ông Leonkov kết luận.
Chiến dịch quân sự ở Donbass
Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina vào ngày 24/2. Tổng thống Putin gọi mục tiêu của nó là "bảo vệ những người đã bị chế độ Kiev đàn áp và diệt chủng trong 8 năm qua". Ông lưu ý rằng chiến dịch quân sự đặc biệt là một biện pháp bắt buộc, Nga "không còn cơ hội để làm khác, rủi ro về an ninh đã được tạo ra đến mức không thể phản ứng bằng các biện pháp khác."
Theo ông, Nga đã cố gắng trong 30 năm để thỏa thuận với NATO về các nguyên tắc an ninh ở châu Âu, nhưng để đáp lại, Nga đã phải đối mặt hoặc với sự lừa lọc và dối trá cay độc, hoặc bị gây áp lực và tống tiền, trong khi đó liên minh này bất chấp sự phản đối của Matxcơva lại dần dần mở rộng và tiếp cận với biên giới của Liên bang Nga.