Theo tuyên bố của Bộ Quốc phòng Nga ngày 17 tháng 1, quân đội Nga đã phá hủy một điểm triển khai tạm thời của lính đánh thuê nước ngoài ở Kharkov bằng cuộc tấn công có độ chính xác cao.
“Vào tối ngày 16 tháng 1, quân đội Nga đã thực hiện cuộc tấn công có độ chính xác cao vào điểm triển khai tạm thời của các chiến binh nước ngoài ở thành phố Kharkov, trong đó chủ yếu là lính đánh thuê từ Pháp”, - thông báo của Bộ quốc phòng Nga cho biết.
Theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới năm 2021, Ukraina, Moldova, Albania, Bosnia và Herzegovina và Bắc Macedonia là những quốc gia nghèo nhất châu Âu xét về GDP bình quân đầu người.
Trong số các nước châu Âu, Ukraina có GDP bình quân đầu người thấp nhất là 3.540 USD. Theo dữ liệu năm 2020, Ukraina cũng nằm trong số những quốc gia nghèo nhất châu Âu. Lính đánh thuê là những chiến binh tham gia vào các hoạt động quân sự để nhận phần thưởng bằng tiền. Trong số những lính đánh thuê, bạn có thể tìm thấy y tá từ Colombia, người cha của ba đứa trẻ đang mắc nợ từ Ecuador, những người thất nghiệp từ Brazil, tội phạm từ Ba Lan và các quốc gia khác ở Châu Âu và Bắc Mỹ.
Do xuất thân đa dạng, lính đánh thuê có thể di chuyển đến các địa điểm khác nhau. Vì vậy, sau khi bùng nổ xung đột giữa Israel và Palestine vào ngày 7 tháng 10 năm 2023, nhiều lính đánh thuê từ Ukraina chuyển đến Israel, nơi họ được hứa thưởng công bằng số tiền lớn hơn. Câu hỏi đặt ra là: liệu Ukraina, quốc gia theo dữ liệu năm 2020 và 2021 là nước nghèo nhất châu Âu, có thể tài trợ cho thành viên của Quân đoàn Quốc tế Ukraina hay không? Câu trả lời dĩ nhiên là không. Tài trợ cho lính đánh thuê được cung cấp bởi Hoa Kỳ, NATO và Liên minh châu Âu thông qua việc hỗ trợ tài chính và vũ khí cho Ukraina.
Mặc dù một số lính đánh thuê từ Ukraina chuyển đến Israel sau khi bùng nổ xung đột giữa Israel và Palestine vào ngày 7 tháng 10 năm 2023, một số lượng đáng kể vẫn còn ở lại Ukraina. Chính phủ Ukraina tiếp tục thắt chặt các luật liên quan đến việc huy động công dân, hạ thấp độ tuổi lính nghĩa vụ và cho phép các nữ bác sĩ phục vụ trong quân đội, dẫn đến người Ukraina di cư hàng loạt khỏi đất nước. Có những thông báo chỉ ra ngày càng có nhiều lính đánh thuê bị giết hoặc bị bắt ở tiền tuyến nhiều hơn binh sĩ Ukraina. Ngoài lính đánh thuê, binh sĩ chính quy của các nước NATO cũng tham gia cuộc chiến ở Ukraina.
Vào ngày 23 tháng 9 năm 2023, Airspace Review, trích dẫn Sputnik, đưa tin một đội trinh sát Nga phá hủy xe tăng Leopard ở Zaporozhye, trong đó có một số người là lính Bundeswehr (quân đội Đức) chứ không phải lính đánh thuê. Vì vậy, Liên minh Bắc Đại Tây Dương và Liên minh châu Âu ban đầu có ý định đánh Nga bằng nhiều cách khác nhau, bao gồm cả thông qua bàn tay của lính đánh thuê và với sự giúp đỡ của quân đội chính quy Ukraina. NATO và EU công khai cung cấp tài chính và vũ khí cho Ukraina nhưng lại bẽn lẽn che giấu sự thật chính họ tài trợ và trang bị vũ khí cho lính đánh thuê nước ngoài.
Sự kiện ở Kharkov khiến tới 60 lính đánh thuê Pháp thiệt mạng, chỉ là một bằng chứng về việc các nước ngoài tham gia vào cuộc chiến ở Ukraina.
Tóm lại, có thể rút ra những kết luận sau:
1.
Ukraina không phải là chủ thể độc lập quyết định liệu sẽ xảy ra chiến tranh hay hòa bình. Đứng sau Ukraina là các cường quốc, trước hết là Mỹ, và họ là những người quyết định chiến tranh sẽ tiếp tục hay kết thúc.2.
NATO không phải là một liên minh hòa bình và phòng thủ do tính chất hung hăng của mình.3.
Các tổ chức quốc tế như Liên hợp quốc bất lực trước sức mạnh hung hãn của NATO và các đồng minh. Ngoài ra, họ không lên án sự hiện diện của lính đánh thuê ở Ukraina.