"Các chuyên gia từ Đại học Warwick đã phát hiện thêm 85 "ngoại hành tinh", nằm bên ngoài hệ Mặt trời của chúng ta... Giống như Trái đất, các hành tinh này có tiềm năng ở khoảng cách vừa phải tới các ngôi sao của chúng, do vậy có nhiệt độ có thể hỗ trợ sự sống, được gọi là «vùng có thể ở được", - ấn phẩm thông báo.
Ngoại hành tinh
Cần lưu ý rằng tất cả các "ngoại hành tinh" đều lớn hơn Trái đất, đường kính của một số vượt hơn Trái đất tới 1,4 lần, một số khác gấp hơn 40 lần. Theo nghiên cứu sinh Faith Hawthorne lãnh đạo nhóm chuyên gia, mỗi hành tinh nằm trong một hệ thống riêng biệt, một số có thể gồm khí và số khác có thể có vỏ rắn, Daily Mail viết rõ hơn.
Về các thiên thể mới phát hiện, được biết chúng quay quanh các ngôi sao của mình chậm hơn phần lớn các ngoại hành tinh khác. Theo dữ liệu sơ bộ, một vòng quay mất từ 20 đến 700 ngày, so với tiêu chuẩn 3-10 ngày. Điều này cho thấy chúng ở xa ngôi sao hơn, đồng nghĩa với việc có nhiệt độ mát hơn, như tờ báo giải thích.
Thêm nữa, trong số 85 ngoại hành tinh được phát hiện thì 60 là khám phá hoàn toàn mới và 25 hành tinh còn lại đã được các nhóm độc lập phát hiện từ trước, thông tin về chúng đã có trong dữ liệu của kính viễn vọng NASA, báo làm rõ.