Cúng ông Công ông Táo ở Việt Nam: Lưu ý của chuyên gia văn hoá và phong thuỷ

Chuyên gia văn hóa Nguyễn Hùng Vĩ lý giải những hình ảnh về “ông Công ông Táo” và thả cá chép trong tục thờ ông Táo ở Việt Nam.
Sputnik
Dịp này, chuyên gia phong thủy Phạm Cương cũng chỉ ra những lưu ý về mâm cúng ông Công, ông Táo.

Chuyên gia nói gì về văn hoá cũng ông Táo, thả cá chép ở Việt Nam?

TTXVN dẫn lời chuyên gia văn hóa Nguyễn Hùng Vĩ, nguyên giảng viên trường Đại học Khoa học, Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho biết, thờ bếp lửa là tín ngưỡng toàn nhân loại.
Ở phương Đông, phổ biến tục thờ Táo Quân, còn gọi là Táo Công Tư Mệnh Thần Quân. Tục lệ cổ xưa vốn là thờ mặt trời, thần lửa và thần bếp, sau này tích hợp cả 3 biểu tượng này lại. Ở Việt Nam, hai chữ Táo Công (ông Táo) được nói lấp láy thành “ông Công ông Táo”, nhưng thực chất chỉ có ông Táo.
Chủ điểm thờ ở Việt Nam là bếp lửa nấu nướng, với ý nghĩa trọng bếp lửa gia đình, nơi nuôi nấng mọi cá nhân, tôn trọng vai trò người phụ nữ. Hình tượng thờ tự cũng đặc biệt, đó là nhân hoá 3 vị thần (mặt trời, thần lửa và thần bếp) thành 3 nhân vật gồm 2 nam 1 nữ, với tên gọi có ý nghĩa mà truyền thuyết ghi lại.
Cụ thể, Trọng Cao thì “cao” có nghĩa là bột gạo, là cơm; Phạm Lang thì chữ “lang” có âm đọc là “canh” là món canh; Thị Nhi thì chữ “nhi” có nghĩa là nấu nhừ, nấu chín. Như vậy, ở đây đã vẽ nên bữa ăn cơ bản của người dân: Cơm, canh nấu chín -thể hiện tinh thần hướng về bình dân rất rõ.
3 ngày tốt cúng ông Công ông Táo
Người Việt Nam cúng cá chép đỏ khi cúng ông Táo, vì có truyền thuyết cá chép được dùng làm vật cưỡi của Táo Quân, nhưng cũng có nhiều căn nguyên văn hoá. Với ý tưởng "cá chép gắn liền với bếp lửa", sách xưa ghi rằng, cư dân phương Nam đẽo “mộc ngư” (cá gỗ) làm móc treo nồi khi nấu nướng ở bếp, là công cụ bếp quen thuộc.
Cá chép là loại cá nước ngọt, thường được sử dụng để cúng tế vì thịt ngon, ít xương. Vảy cá chép dùng tạo hình cho hình ảnh rồng, khiến cho nó mang tính thiêng của rồng. Truyện cá chép hoá rồng kể về công phu tu luyện của cá chép, từ đó nó có thể bay lên trời như rồng. Cá chép có màu đỏ là màu lửa và cũng là màu may mắn, nghĩa tình theo truyền thống phương Đông.
“Dân gian tin rằng, cá chép chở Táo Quân lên trời báo việc xấu tốt của gia đình nên khi tiến hành cúng tiễn ông Táo thường rất thận trọng. Cái nên là sự kính cẩn, thành tâm, giản dị. Tuỳ điều kiện của mình mà làm lễ, ‘tuỳ tiền biện lễ’ là vậy. Không ganh đua, theo nhau tốn kém quá mức. Mình làm theo chính mình, thế mới là tự do. Mà tự do là lý tưởng cả nhân loại hướng tới”, - chuyên gia Vĩ nhấn mạnh.

Chuyên gia phong thủy lưu ý về mâm cúng ông Công ông Táo

Chuyên gia phong thủy Phạm Cương chỉ ra những lưu ý về mâm cúng ông Công, ông Táo.
Theo đó, các gia đình có thể chuẩn bị các vật phẩm giống khi cúng ngày Rằm, mùng 1 như: hoa quả, rượu, gà, đĩa xôi, bánh chưng… Các lễ vật tùy vào vùng miền, sản vật địa phương, không nhất thiết phải có màu sắc, mùi vị gì đặc trưng, miễn sao gia chủ đặt vào đó tấm lòng thành.
Theo ông Cương, trong phong thủy, tục thờ ông Công, ông Táo có ý nghĩa rất quan trọng, hướng đến một không gian bếp ngăn nắp, hoàn hảo. Căn bếp trong nhà là nơi chủ về tài, vận. Một gia đình làm ăn có thịnh vượng hay không đôi khi nhìn vào căn bếp cũng có thể nhận ra nhiều điều.
Cúng ông Công ông Táo 2023: Những lưu ý cần biết và kiêng kỵ nên tránh
Theo chuyên gia, dịp 23 tháng Chạp, ngoài việc thờ cúng ông Công, ông Táo, các gia đình có thể lưu ý, chăm chút sửa sang căn bếp, dọn dẹp, vứt bỏ những đồ đạc, lọ gia vị lâu ngày không dùng đến để căn bếp thoáng đãng, sạch sẽ. Không gian trong nhà sẽ tươi mới, giúp gia chủ đón nhận được những điều tốt đẹp và năng lượng tích cực.

Kiêng kỵ trong dân gian khi cúng ông Công ông Táo

Trong ngày này, dân gian nhắc nhau không phạm phải những kiêng kỵ khi cúng ông Công ông Táo để đảm bảo lễ cúng diễn ra đúng chuẩn. Cuộc sống hiện đại đã tạo nên một số điều kiêng kỵ mới nhằm bảo đảm ý nghĩa của nghi lễ, chẳng hạn nghi lễ phóng sinh cá chép sau khi cúng Táo quân.
Thứ nhất là cúng ông Công ông Táo quá sớm. Theo đó, không nên cúng ông Công ông Táo quá sớm, tuyệt đối tránh cúng vào đúng ngày rằm tháng Chạp. Gia đình nên cúng sớm nhất từ ngày 20 tháng Chạp đến ngày 23 tháng Chạp.
Theo truyền thống, gia chủ không nên bao sái, rút tỉa chân nhang, dọn dẹp không gian thờ cúng và bàn thờ trước khi cúng ông Công ông Táo. Phải cúng ông Công ông Táo xong mới nên làm việc này.
Thứ hai, không nên đặt mâm lễ tùy tiện. Nếu gia chủ có ban thờ Táo quân ở bếp thì có thể đặt mâm lễ cúng ở đây, những vẫn cần có mâm lễ cúng ông Công ông Táo ở ban thờ chính vì theo quan niệm dân gian, ông Công là thần Thổ công, cai quản đất đai trong nhà, không cúng ở trong bếp.
Đắt gấp 10 lần năm ngoái, cá chép Đỏ vẫn ‘cháy hàng’ ngày Tết ông Công, ông Táo
Ngoài ra, theo ý nghĩa tâm linh thì việc cúng lễ phải được thực hiện ở nơi sạch sẽ, trang nghiêm nhất trong nhà. Bếp là nơi đun nấu, dù có lau dọn sạch sẽ đến mấy thì vẫn là không gian sinh hoạt chung, không đủ trang nghiêm.
Ban thờ chính của gia đình là nơi thờ phụng các vị thần linh, đặt mâm lễ cúng ở đây mới thể hiện lòng thành kính của gia chủ với chưa vị thần linh. Khi làm lễ, nên đặt cá chép ở cạnh khu vực thờ cúng.
Thứ ba, không nên cúng tiền âm phủ. Khi cúng ông Công ông Táo, gia chủ không nên đốt tiền âm phủ vì như vậy hoàn toàn sai về ý nghĩa. Ông Công ông Táo là thần tiên, không phải là vong hồn người âm.
Ngày này, có gia đình sẵn sàng bỏ tiền triệu mua vàng mã về đốt cho ông Công ông Táo, tin rằng nếu dâng mâm cao cỗ đầy, đốt nhiều tiền vàng thì sẽ được Ngài ban nhiều phước lộc, bỏ qua những việc làm xấu trong năm. Điều này thực ra vừa tốn kém tiền của, không đem lại lợi ích mà còn ảnh hưởng đến môi trường.
Tiếp nữa, tuyệt đối không ném cá chép từ trên cao xuống. Việc phóng sinh cá mang ý nghĩa nhân văn, nhưng chỉ khi nó được thực hiện đúng cách để cá có thể sống và khỏe mạnh sau khi được thả. Nếu không quan tâm đến chuyện sống còn của ca, thả cá ra môi trường ô nhiễm hoặc thả một cách thô bạo thì nghi lễ này không còn ý nghĩa, thậm chí gây tội lỗi.
Cúng ông Công ông Táo năm 2022 như thế nào cho đúng?
Khi thả, nên dùng tay từ từ nghiêng miệng túi nylon hoặc đồ đựng cá xuống nước, để cá tự bơi ra. Cugx có thể đặt cá vào lòng bàn tay, thả nhẹ nhàng xuống nước. Cần làm thật nhẹ nhàng nhưng nhanh gọn. Tuyệt đối không đứng ở thành cầu hay các điểm trên cao ném cá xuống, hoặc thả cá bừa bãi ra nơi nước bẩn.
Ngoài ra, cũng cần lưu ý, người trực tiếp thực hiện nghi lễ cúng ông Công ông Táo phải giữ thân thanh sạch. Khi hành lễ, phải ăn mặc chỉn chu, gọn gàng, kín đáo, không mặc quần đùi, áo ba lỗ, váy ngắn. Trong lúc khấn, phải giữ tâm thái hoan hỉ nhằm tạo ra năng lượng tích cực.
Thảo luận