Việt Nam: Không có án bỏ túi và tính nhân văn của Đảng

Phó Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Văn Yên nhắc quan điểm phòng chống tham nhũng, tiêu cực nghiêm minh nhưng nhân văn, đúng người đúng tội, không có án bỏ túi của Đảng, Tổng Bí thư và Ban Chỉ đạo.
Sputnik
Năm 2023, Việt Nam đã kỷ luật 19 cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý năm 2023, đặc biệt, lần đầu tiên kỷ luật 6 cán bộ diện cấp cao có vi phạm trong kê khai tài sản.

Kỷ luật 19 cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý trong năm 2023

Chiều nay, Ban Nội chính Trung ương họp báo thông tin kết quả phiên họp thứ 25 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Phát biểu tại họp báo, ông Đặng Văn Dũng - Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương thông tin nhiều vấn đề quan trọng.
Thứ nhất - công tác kiểm tra, kỷ luật Đảng. Ông Dũng cho hay, năm 2023, cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật 606 tổ chức đảng, hơn 24.160 đảng viên (tăng 12% về số đảng viên bị kỷ luật so với năm 2022).
Trong đó, thi hành kỷ luật 459 đảng viên do tham nhũng, 8.863 đảng viên do suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, vi phạm những điều đảng viên không được làm.
Đồng chí Nguyễn Văn Yên, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương phát biểu
“Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật 19 cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý. Trong đó, lần đầu tiên có 6 cán bộ bị xử lý kỷ luật do vi phạm trong kê khai tài sản, thu nhập”, - VOV dẫn lời Phó Ban Nội chính Trung ương Đặng Văn Dũng nói.
Năm 2023,các cơ quan chức năng đã cho thôi giữ chức vụ, nghỉ công tác, bố trí công tác khác đối với 9 cán bộ diện Trung ương quản lý. Các địa phương đã cho từ chức, miễn nhiệm, bố trí công tác khác hơn 360 trường hợp sau khi bị kỷ luật, trong đó có 92 cán bộ thuộc diện tỉnh ủy, thành ủy quản lý.
Tính từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII đến nay, đã thi hành kỷ luật 105 cán bộ diện Trung ương quản lý, trong đó có 22 Ủy viên, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng.
Thứ hai -công tác điều tra, truy tố, xét xử. Ông Dũng nêu, năm 2023, các cơ quan tiến hành tố tụng trên cả nước đã khởi tố hơn 4.500 vụ, hơn 9.370 bị can về các tội tham nhũng, kinh tế, chức vụ (tăng 46% về số vụ án so với năm 2022).
Riêng đối với các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo, Phó trưởng Ban Nội chính cho biết đã khởi tố mới 13 vụ án/54 bị can, khởi tố bổ sung 252 bị can trong 26 vụ án.
Đã kết luận điều tra 18 vụ án/333 bị can, kết luận điều tra bổ sung 6 vụ án/60 bị can; ban hành cáo trạng truy tố 20 vụ án/374 bị can, xét xử sơ thẩm 20 vụ án/271 bị cáo, xét xử phúc thẩm 15 vụ/113 bị cáo.
Các ông Trần Tuấn Anh, Trịnh Đình Dũng, Mai Tiến Dũng bị đề nghị kỷ luật
“Đáng chú ý là đã khởi tố mới, mở rộng điều tra nhiều vụ án tham nhũng, tiêu cực đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, cả trong khu vực và khu vực ngoài nhà nước, cả trong lĩnh vực chuyên môn sâu, hoạt động khép kín, cả vụ việc tồn đọng, kéo dài”, - vị lãnh đạo cho biết.
Ông Dũng dẫn chứng điển hình là các vụ án xảy ra tại tập đoàn Vạn Thịnh Phát, ngân hàng SCB; các vụ án trong lĩnh vực đăng kiểm; Công ty AIC; Công ty Việt Á; Tập đoàn FLC; Tập đoàn Tân Hoàng Minh; vụ án xảy ra tại Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan.

Cán bộ đã biết sợ nhưng vì sao tham nhũng vẫn tăng?

Năm 2023, các Ban Chỉ đạo cấp tỉnh đã quyết định đưa hơn 260 vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực vào diện theo dõi, chỉ đạo.
Đồng thời, chỉ đạo các cơ quan tiến hành tố tụng địa phương khởi tố mới 839 vụ án/2.276 bi can về tham nhũng.
“Riêng án tham nhũng tăng gần 2 lần về số vụ và hơn 2 lần về số bị can”, - đại diện Ban Nội chính Trung ương nhấn mạnh.
Nhiều địa phương đã phát hiện, kiên quyết xử lý nghiêm nhiều vụ việc, vụ án tham nhũng xảy ra từ nhiều năm trước; khởi tố cả cán bộ diện Trung ương và tỉnh ủy, thành ủy quản lý. Trong số này có nguyên Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, lãnh đạo, nguyên lãnh đạo các sở, ngành, cán bộ chủ chốt cấp huyện, điển hình như: Thanh Hóa, Lào Cai, Hà Nam, Hà Giang, Quảng Ninh, Hòa Bình, Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Cao Bằng, Lai Châu, Yên Bái, Quảng Nam, Lâm Đồng, An Giang…
Đồng chí Đặng Văn Dũng, Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương thông báo kết quả Phiên họp
Lý giải vì sao tăng cường chống tham nhũng mà cán bộ dính đến tham nhũng bị xử lý lại tăng lên, đại diện Ban Nội chính Trung ương cũng làm rõ nhiều vấn đề.
Theo ông Dũng, dù đã hoàn thiện thể chế, ban hành rất nhiều quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước nhưng vì sao số cán bộ bị xử lý ngày càng tăng lên - “phải chăng cán bộ không biết sợ?”.
Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương Đặng Văn Dũng khẳng định: “Cán bộ đã biết sợ. Sở dĩ số lượng cán bộ bị xử lý tăng lên là do sai phạm diễn ra từ lâu và khi chúng ta làm kiên quyết, đồng bộ từ Trung ương đến địa phương thì số lượng cán bộ sai phạm bị phát hiện và xử lý tăng lên và 2/3 số bị xử lý là từ các nhiệm kỳ trước”.

Không có án bỏ túi, phân hoá sai phạm vụ Vạn Thịnh Phát, FLC

Phát biểu tại cuộc họp báo chiều nay, nói thêm về công tác điều tra, truy tố, xét xử tham nhũng thời gian qua, ông Nguyễn Văn Yên - Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương nhắc lại:
“Quan điểm của Tổng Bí thư (Nguyễn Phú Trọng – PV) nói riêng và của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực nói chung là xử lý nghiêm minh, nhân văn, nhân đạo, đúng người, đúng tội”.
Theo ông Yên, ở đây, nghiêm minh không có nghĩa là “quá nặng” mà đảm bảo “đúng bản chất” của vi phạm, nghiêm minh là công khai, minh bạch, không có vùng cấm và “không có án bỏ túi”.
Đồng thời, tất cả các khâu từ phát hiện, điều tra, xử lý vi phạm, truy tố, xét xử, thi hành án đều thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, để các đối tượng vi phạm thấy được vi phạm và lỗi lầm của mình.
29 tổ chức đảng, 65 đảng viên bị UBKT TW kỷ luật
Ông Yên nhắc lại, ở tất cả các vụ án tham nhũng, tiêu cực lớn khi đưa ra xét xử, các bị cáo từng có chức vụ, khi nói lời sau cùng đều bày tỏ sự ăn năn, hối cải, xin chịu tội.
“Đặc biệt, nhiều người gửi lời xin lỗi tới Đảng, Nhà nước và nhân dân, xin lỗi cả những bị can khác vì mình mà phải chịu tội. Từ đó cho thấy, chủ trương xử lý của chúng ta là đúng người, đúng tội”, - ông Nguyễn Văn Yên nêu rõ.
Theo Phó Ban Nội chính, quan điểm "không có vùng cấm", "không có ngoại lệ" trong xử lý cán bộ sai phạm vừa qua thể hiện rất rõ. Quá trình xử lý không chịu sự chi phối của bất kỳ cơ quan, tổ chức hay cá nhân nào.
Các cơ quan báo chí có thành tích xuất sắc nhận khen thưởng của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
“Đáng chú ý, thời gian qua, vai trò của Kiểm toán nhà nước thể hiện rỗ rệt, phát hiện rất nhiều vụ việc nghiêm trọng. Công tác phối hợp trong phát hiện rất nhuần nhuyễn, chặt chẽ, nhịp nhàng, từ kiểm tra, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử… như một "cỗ máy hoàn hảo", hoạt động ăn khớp, rất nhanh chóng, kịp thời”, - ông nói.

“Tính nhân văn của Đảng”

Đối với chủ trương phân hóa sai phạm trong vụ Việt Á, ông Nguyễn Văn Yên cho biết, những người vì nhiệm vụ chung, vì chống dịch, cứu người, thực hiện chỉ đạo của cấp trên, không vụ lợi,... đã được xem xét miễn trách nhiệm hình sự.
“Đó là chính là tính nhân văn của Đảng”, - ông nhắc lại
Phó Ban Nội chính Trung ương cũng dẫn chứng như vụ án liên quan đăng kiểm, dù là vụ án tham nhũng vặt nhưng rất nhức nhối, gần 1000 con người liên quan. Tuy nhiên, Ban chỉ đạo đã đưa ra chủ trương nghiên cứu để hình thành tiêu chí phân loại. Hàng loạt vụ án khác, kể cả Vạn Thịnh Phát, FLC… cũng sẽ thực hiện chủ trương phân hóa sai phạm.
7 quân nhân bị đề nghị kỷ luật

“Riêng các đối tượng liên quan vụ Vạn Thịnh Phát là hơn 1000 người. Về trách nhiệm bồi thường thiệt hại, những người chỉ thực thi nhiệm vụ theo chỉ đạo mà gây thất thoát thì trách nhiệm bồi hoàn thuộc về người chủ mưu, người cầm đầu và không xem xét những người lệ thuộc, giữ vai trò thứ yếu”, - đại diện Ban Nội chính trung ương cho biết.

Thảo luận