Chiến dịch “Mũi lao lửa”: Mỹ muốn đưa miền Bắc Việt Nam trở về thời kỳ đồ đá

HÀ NỘI (Sputnik) - Mục đích của Mỹ khi quyết định tiến hành chiến dịch ném bom lần cuối là muốn phá huy cơ sở hạ tầng của miền Bắc, "đưa miền Bắc trở về thời kỳ đồ đá". Từ đó, giảm bớt đi đến cắt đứt sự chi viện quân sự cho chiến trường miền Nam.
Sputnik
Đây là nhận xét của PGS.TS Nguyễn Mạnh Hà - nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) khi trao đổi với Sputnik về chiến dịch “Mũi lao lửa” 59 năm về trước.

Viện cớ trả đũa

Vào ngày này 59 năm về trước (7/2/1965), đế quốc Mỹ dùng không quân mở chiến dịch “Mũi lao lửa” (Operation Flaming Dart) ném bom, bắn phá miền Bắc, mở đầu cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân đối với miền Bắc Việt Nam.
Nhìn lại sự kiện lịch sử đáng nhớ này, PGS.TS Nguyễn Mạnh Hà - nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) cùng Sputnik điểm qua những chi tiết quan trọng trong chiến dịch này, để thấy rõ âm mưu cũng như sự tàn bạo của quân đội Mỹ.
Chiến dịch “Mũi lao lửa” là một trong những chiến dịch không kích đầu tiên của Hoa Kỳ nhằm vào Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Vào ngày 7 tháng 2 năm 1965, với lý do trả đũa cho sự tấn công của Quân Giải phóng miền Nam vào căn cứ không quân Pleiku, Chính quyền Mỹ đã tiến hành không kích một số địa điểm thuộc Khu 4 của miền Bắc Việt Nam như Đồng Hới (Quảng Bình), đảo Cồn Cỏ (Vĩnh Linh) và một số nơi khác.
Сhiến công bắn rơi chiếc máy bay Mỹ đầu tiên trên bầu trời Việt Nam DCCH

“Vào ngày 7 tháng 2 năm 1965, với lý do trả đũa vụ tấn công trại huấn luyện của Mỹ Pleiku của Quân Giải phóng miền Nam, Hoa Kỳ đã tiến hành không kích một số địa điểm thuộc Khu 4 của miền Bắc Việt Nam như Đồng Hới (Quảng Bình), đảo Cồn Cỏ và một số nơi khác. Bị thất bại trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, đế quốc Mỹ tiếp tục đẩy mạnh chiến tranh xâm lược Việt Nam bằng chiến lược “Chiến tranh cục bộ” và mở cuộc “leo thang” chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng không quân và hải quân nhằm đè bẹp ý chí quyết tâm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước của Việt Nam”.

Mỹ muốn đưa Việt Nam về thời kỳ đồ đá

Từ ngày 2-3-1965, Mỹ tiếp tục thực hiện các cuộc không kích liên tục, quyết liệt hơn được gọi là "Sấm rền" (Operation Rolling Thunder), nhằm tàn phá miền Bắc. Trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc năm 1965, Mỹ đã sử dụng một số lượng lớn máy bay tiêm kích và cường kích của không quân và hải quân. Trung bình mỗi ngày, máy bay Mỹ đã cất cánh từ 100 đến 169 lần, và trong ngày cao điểm, số lần cất cánh đã lên tới 250 lần.
Tổng thống Biden đột ngột rời khỏi buổi lễ trao huân chương cho cựu binh Chiến tranh Việt Nam
Tổng số bom mà Mỹ đã ném xuống miền Bắc Việt Nam trong năm 1965 là 310.000 tấn. Hạm đội 7 của Mỹ đã kiểm soát khu vực cửa biển miền Bắc và sử dụng pháo để tấn công vào đất liền.
Chỉ trong ngày 7/2/1965 đã có 49 máy bay phản lực của Hải quân Mỹ từ hai tàu sân bay Coral Sea và Hancock thuộc Hạm đội này đã tiến hành không kích và bắn tên lửa vào các doanh trại, cơ sở thông tin liên lạc và hậu cần của quân miền Bắc Việt Nam, tập trung chủ yếu tại Đồng Hới.
Sau đó, máy bay ném bom của quân đội Sài Gòn cũng đã tấn công vào trung tâm thông tin liên lạc quân sự của miền Bắc, được hộ tống bởi các máy bay phản lực của Mỹ. Nêu quan điểm với Sputnik, PGS.TS Nguyễn Mạnh Hà đánh giá, đây là lần đầu tiên trong chiến tranh mà Mỹ sử dụng chiến thuật phá hoại bằng không quân và hải quân với quy mô lớn và tàn bạo.

“Tất cả đề thể hiện rõ sự tàn bạo của quân đội Mỹ lúc bấy giờ. Bị thiệt hại nặng nề trong hai cuộc tập kích lần thứ nhất và thứ hai, Tổng thống Mỹ Johnson quyết định mở chiến dịch “Sấm rền”, mở rộng đánh phá các mục tiêu quân sự, kho tàng, đầu mối giao thông, thị trấn, thị xã từ vĩ tuyến 17 đến vĩ tuyến 20 hòng đánh sập tiềm lực kinh tế, quốc phòng của miền Bắc, ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam. Mục đích của Mỹ khi quyết định tiến hành chiến dịch ném bom, như lời tuyên bố của một viên tướng Mỹ là nhằm "đưa miền Bắc trở về thời kỳ đồ đá". Từ đó, giảm bớt sự hỗ trợ quân sự cho chiến trường miền Nam”.

Trước khi bị Quân Gải phóng tấn công ở Pleiku, các Cố vấn Tổng thống John McNaughton và McGeorge Bundy đã ủng hộ việc ném bom miền Bắc. Sau cuộc tấn công, họ tiếp tục thúc đẩy Tổng thống Johnson ra lệnh trả đũa. Johnson đã đồng ý và ra lệnh thực hiện Chiến dịch “Mũi lao lửa”, với hy vọng rằng việc trả đũa nhanh chóng và hiệu quả, khiến miền Bắc ngừng tấn công miền Nam.
“Mũi lao lửa” của Mỹ bị bẻ gãy tại Việt Nam
Đặc biệt, có một điều trùng hợp, đó là vào đúng ngày Chiến dịch “Mũi lao lửa” mở màn, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô Aleksey Kosygin đã tới Hà Nội.

“Mỹ muốn một mũi tên trúng hai đích. Vừa trả đũa quân miền Bắc Việt Nam, vừa như muốn cảnh báo Ban lãnh đạo Liên Xô về việc viện trợ cho Việt Nam. Mục đích là vậy, nhưng kết quả cuộc không kích là hoàn toàn ngược lại”, PGS.TS. Nguyễn Mạnh Hà nói.

Kể từ mùa xuân năm 1965, Việt Nam đã nhận được vũ khí và thiết bị từ Liên Xô với số lượng lớn. Tất cả viện trợ này đều không hoàn lại. Sau đó, các chuyên gia quân sự Liên Xô đã sang giúp Việt Nam sử dụng các khí tài, các thiết bị quân sự và vũ khí hiện đại.
Bên cạnh viện trợ của Liên Xô, ý chí chiến đấu ý chí chiến đấu ngoan cường của quân và dân miền Bắc xã hội chủ nghĩa đã làm thất bại âm mưu và hành động chiến tranh của Mỹ.
Thảo luận