Nhật Bản đi tiếp con đường quân sự hóa trong năm mới

MATXCƠVA (Sputnik) - Những tuần đầu tiên của năm mới 2024 cho thấy rằng chính quyền Nhật Bản định nghiêm túc đi tiếp con đường quân sự hóa, quan sát viên Piotr Tsvetov của Sputnik nhận xét trong bài viết.
Sputnik
Trong những ngày đầu tiên của năm mới, Chính phủ Nhật Bản đã ký thỏa thuận với Chính phủ Đức về cùng bảo trì các thiết bị quân sự (ACSA), với chính quyền Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất về chuyển giao công nghệ quốc phòng và với người Mỹ về thương vụ mua khoảng 400 tên lửa Tomahawk.
«Sự gia tăng hoạt tính trong nhiều lĩnh vực và với rất nhiều đối tác khác nhau như vậy là điều chưa từng có», - ông Jeffrey Hornung, chuyên gia khoa học chính trị cấp cao của tập đoàn Rand Corp nhận xét.
Thực ra trong những hành động này của Chính phủ Kishida chẳng có gì đáng ngạc nhiên. Đây là sự tiếp nối chủ trương của đảng Dân chủ Tự do cầm quyền, nhằm mục đích từ bỏ điều khoản hòa bình trong Hiến pháp nước này, hướng tới biến Nhật Bản thành quốc gia hùng mạnh trên bình diện quốc phòng. Có thể nhớ lại rằng trước đây Nhật Bản từng ký kết với Australia và Vương quốc Anh các Thỏa thuận Tiếp cận Đối ứng (RAA). Những thỏa thuận này cung cấp cơ sở pháp lý cho việc bố trí binh sĩ Nhật Bản trên lãnh thổ Australia và Anh. Chính phủ Nhật Bản dự định sẽ ký thỏa thuận tương tự với chính quyền Philippines trong năm nay.
Chuyên gia: Chỉ sau 5 năm nữa Nhật Bản mới có thể giáng đòn phản công tên lửa
Còn thỏa thuận kiểu ACSA là văn kiện cho phép các lực lượng quân sự và quốc phòng cùng chung chia sẻ thiết bị, vật liệu và chủ thể vật chất. Ví dụ, nếu tàu chiến Đức cần nhiên liệu từ tàu tiếp tế Nhật Bản, ACSA sẽ cung cấp cơ sở pháp lý và tài chính cho hoạt động cung ứng nhiên liệu này. Trước đó, Nhật Bản đã ký hiệp định ACSA với 6 nước: Hoa Kỳ, Australia, Anh, Canada, Pháp và Ấn Độ.
Mùa thu năm ngoái tại Camp David, lãnh đạo của ba nước - Nhật Bản, Hàn Quốc và Hoa Kỳ - đã ký văn kiện gọi là đạo luật tham vấn, đưa quan hệ ba bên này lên gần như ngang tầm một liên minh quân sự. Văn kiện quy định sự thống nhất hành động của các nước trên trong trường hợp nảy sinh mối đe dọa quân sự hoặc tình huống xung đột. Nhưng vì loại thỏa thuận này không cần phải có sự phê chuẩn của Quốc hội nên dễ dàng có hiệu lực.
Liên hệ của Nhật Bản với NATO cùng ngày càng sâu sắc. Trong năm 2024 chắc hẳn sẽ mở cửa Văn phòng Đại diện của khối NATO ở Tokyo.
Như vậy, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản có nhiều khả năng tham gia những hoạt động chiến sự ở bên ngoài quần đảo Nhật Bản, trái với Điều 9 của Hiến pháp Nhật Bản cấm sử dụng lực lượng quân sự ở nước ngoài.
Kishida Fumio dẫn dắt Nhật Bản trên con đường quân sự hóa
Có thể thấy Tokyo rất nghiêm túc trong việc hợp tác với các nước khác trong lĩnh vực công nghệ quân sự. Người Nhật sửa soạn hợp tác với Hoa Kỳ để sản xuất máy bay không người lái mới, còn với Anh và Ý thì đang xúc tiến công việc chung để chế tạo chiến cơ thế hệ mới. Nhờ sự hợp tác như vậy, tổ hợp công nghiệp-quân sự của Nhật Bản tiếp thu nhiều công nghệ mới tiên tiến.

Liệu quân sự hóa có vừa sức với Chính phủ Nhật Bản hay chăng?

Mức độ nghiêm túc trong dự định của Chính phủ Nhật Bản về phát triển lĩnh vực quân sự thể hiện qua quyết định tăng chi tiêu quốc phòng. Từ năm tài chính này, sẽ trích từ ngân sách khoản kinh phí tương đương 2% GDP của đất nước để dành cho quốc phòng. Chi tiêu quân sự tăng rõ rệt và người ta dự đoán rằng Nhật Bản sẽ chiếm vị trí thứ 3 thế giới về kích thước ngân sách quân sự.
Tuy nhiên, tình hình nội bộ Nhật Bản không mấy phù hợp với những thay đổi về chính trị và kinh tế như vậy. Giá bán lẻ trong nước đang tăng trong khi tiền lương thực tế giảm còn dân số thì đang già đi. Các thành viên Chính phủ «dính» nhiều vụ xì-căng-đan bê bối khác nhau, hoặc là gắn với việc sử dụng trái phép quỹ bầu cử hoặc do có liên hệ với Liên minh Giáo hội (Union Church).
Tại sao Nhật Bản muốn tạo ra quan hệ hợp tác theo dạng "liên minh quân sự"?
Có những nghị sĩ Quốc hội cho rằng hành động nêu trên của Chính phủ là vi phạm Điều 9 của Hiến pháp Nhật Bản.
Tất cả những điều đó làm suy yếu niềm tin của cử tri vào nội các Kishida và không rõ liệu ê-kip cầm quyền này có thể thực hiện tất cả các kế hoạch quân sự dự tính trong tình huống như vậy hay chăng. Nếu những kế hoạch này đổ vỡ, thì hòa bình và ổn định ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ có cơ hội thống trị cao hơn.
Thảo luận