Ritter nói: "Một tên ngốc gọi người khác là kẻ ngốc hữu ích cũng thật là trớ trêu".
Theo ông, điểm khác biệt giữa Carlson và Clinton là bà Clinton "chẳng mang lại lợi ích gì". Cựu sĩ quan tình báo nhấn mạnh thực tế là cả Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, Tổng thống Mỹ Joe Biden và bản thân bà Clinton đều không làm được điều mà cuối cùng Tucker Carlson đã làm.
Nhà báo, theo Ritter, đã trở thành nhà ngoại giao thực thụ sau khi lắng nghe lập trường của Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Sự kiện chính trị
Cuộc phỏng vấn của nhà báo Mỹ Tucker Carlson với Tổng thống Nga Vladimir Putin đã trở thành một sự kiện chính trị thực sự, trước hết đây là kết quả của cuộc đấu tranh chính trị ở Hoa Kỳ trước cuộc bầu cử tổng thống ở đó.
Người đứng đầu Trung tâm Kinh tế Nga tại Viện Nghiên cứu Nga, Đông Âu và Trung Á thuộc Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc Xu Polin nói với Sputnik.
"Xét về vị trí chính trị của mình, ông ấy là đại diện truyền thông Đảng Cộng hòa của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump. Tức là việc cuộc phỏng vấn của ông ấy trở thành một sự kiện chính trị chủ yếu là kết quả của sự cạnh tranh và đấu tranh chính trị khốc liệt trong nội bộ nước Mỹ với sự bắt đầu của năm bầu cử Tổng thống", - Xu Polnin nói.
Ông lưu ý rằng Carlson đã vượt qua một số trở ngại để đến Nga phỏng vấn Tổng thống Putin và nhà báo tuyên bố rằng ông muốn nói với thế giới sự thật về cuộc xung đột ở Ukraina.