"Tất cả những nỗ lực này tương đương với việc "tự bắn vào chân mình". Việc từ chối hợp tác toàn diện với Nga trong lĩnh vực năng lượng đã tác động tiêu cực đến sản xuất công nghiệp, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp, cơ hội xuất khẩu và sức mua của người dân. Châu Âu cần khí đốt", - Studennikov nói.
Ông dẫn ví dụ về Bỉ, nước nhập khẩu tới 80% nguồn năng lượng.
"Nhiều công ty năng lượng châu Âu tiếp tục coi nguồn cung khí đốt từ Nga là một trong những lựa chọn để đa dạng hóa nhập khẩu trong bối cảnh EU ngày càng phụ thuộc vào LNG của Mỹ", - nhà ngoại giao nhấn mạnh.
Lược tính số tiền EU tốn thêm để mua khí đốt do lệnh trừng phạt chống Nga
Liên minh Châu Âu đã chi 304 tỷ euro để nhập khẩu khí đốt kể từ tháng 2/2022, trong đó khoản chi trả vượt mức do lệnh trừng phạt chống Nga lên tới 185 tỷ euro – vừa bằng số tiền mà EU đã chi để mua nhiên liệu trong gần 5 năm trước đó, Sputnik lược tính theo số liệu của Eurostat.
Như vậy, chi phí nhập khẩu khí đốt trung bình hàng tháng của EU kể từ tháng 2/2022 khi bắt đầu áp đặt lệnh trừng phạt đối với Nga, đã tăng thêm 15,2 tỷ euro, trong đó 7,7 tỷ là khí tự nhiên hóa lỏng, 7,5 tỷ còn lại là khí đốt qua đường ống. Trong khi vào năm trước lúc châu Âu bắt đầu áp dụng lệnh trừng phạt thì các nước trung bình phải trả 5,9 tỷ euro cho khí đốt (3,6 tỷ cho khí đốt qua đường ống và 2,3 tỷ cho khí hóa lỏng).
Như vậy, trong 20 tháng, số tiền trả thêm để mua khí đốt lên tới 185 tỷ euro, tổng cộng các quốc gia trong liên minh đã chi 304 tỷ euro cho loại nhiên liệu này. Trước đây với số tiền như vậy EU có thể chi trong nhiều năm: chi phí khí đốt từ tháng 4/2017 đến cuối năm 2021 là 186 tỷ USD, từ năm 2013 đến năm 2021 là 292 tỷ USD.