Theo ghi nhận của Bộ Quốc phòng, các phi công máy bay tầm xa của Nga thường xuyên bay trên không phận quốc tế ở vùng biển Bắc Cực, Bắc Đại Tây Dương, Thái Bình Dương, Biển Đen và Biển Baltic. Đồng thời các chuyến bay đó được thực hiện theo đúng quy định quốc tế về sử dụng không phận.
Trước đây, máy bay các nước NATO thường bay kèm máy bay ném bom của Nga trên không phận quốc tế và tiếp cận máy bay Nga (chủ yếu là Tu-95MS) ở khoảng cách tối thiểu vài chục mét. Việc này đã thành thông lệ từ thời Liên Xô, do khoảng cách gần nhau nên các phi công thậm chí còn quay phim nhau qua cửa sổ buồng lái.
“Trong những tháng gần đây thông lệ có từ trước đó đã thay đổi - Hoa Kỳ và NATO thực tế không còn bay kèm máy bay của chúng tôi, hoặc nếu có bay kèm ở một số khu vực thì họ cũng không đến gần ở khoảng cách vài chục kilômét, chúng chỉ có thể nhìn thấy được trên màn hình radar. Cụ thể, gần đây Hoa Kỳ đang cố gắng theo dõi phần lớn các chuyến bay của chúng tôi trên không phận quốc tế bằng các phương tiện mặt đất", - nhà phân tích cho biết.
Như chuyên gia nhận xét, “rõ ràng điều này là do Mỹ và các nước vệ tinh của họ ở khối Bắc Đại Tây Dương lo ngại người Nga sẽ dùng vũ khí trên máy bay chiến đấu hộ tống để chống lại họ”.
“Qua việc này thấy rằng các đối thủ phương Tây của chúng tôi, cho dù có những tuyên bố đe dọa trên báo chí và trên các diễn đàn chính trị, đã lộ ra rằng họ không hề muốn bị lôi kéo theo cách nào đó vào cuộc xung đột trực tiếp với một cường quốc hạt nhân như Nga”, - ông Murakhovsky nói thêm.