“Ở mức độ rộng hơn, Gaza đã trở thành một vùng đất chết. Phần lớn khu vực đã bị phá hủy, hơn 29 nghìn người thiệt mạng, nhiều người mất tích được cho là đã chết và rất nhiều người khác bị thương”, - ông nói.
Người đứng đầu WHO nói thêm rằng tỷ lệ suy dinh dưỡng cấp tính tăng mạnh kể từ khi xung đột bắt đầu, từ dưới 1% đến hơn 15% ở một số khu vực, khiến nhiều sinh mạng đang rơi vào vòng nguy hiểm.
“Tình hình y tế và đời sống sinh hoạt ở Gaza là vô nhân đạo và đang tiếp tục xấu đi”, - người đứng đầu WHO ta thán.
Tòa án Công lý Quốc tế ở La Hay hồi tháng 1 đã đưa ra phán quyết mang trung gian về đơn kiện của Nam Phi yêu cầu có các biện pháp tạm thời đối với Israel liên quan đến cáo buộc nước này phạm tội diệt chủng ở Dải Gaza. Tòa án buộc Israel thực hiện mọi biện pháp để ngăn chặn nạn diệt chủng ở Dải Gaza, trừng phạt những kẻ kêu gọi diệt chủng người Palestine, đảm bảo để hàng viện trợ nhân đạo đến được với người dân trong khu vực và đảm bảo lưu giữ bằng chứng liên quan đến các cáo buộc về hành động chống lại người Palestine được mô tả trong Công ước về diệt chủng. Tòa án Liên Hợp Quốc không bắt buộc Israel phải dừng hoạt động quân sự ở Dải Gaza như Nam Phi yêu cầu trong vụ kiện.