Chuyên gia quân sự Anatoliy Matviychuk trong cuộc phỏng vấn với Sputnik nói về nguyên nhân sự không chuyên nghiệp của Pentagon (Bộ quốc phòng Mỹ) và làm thế nào mà Washington gửi vũ khí trị giá hàng trăm triệu đô la cho Kiev mà lại không có kế hoạch bảo dưỡng, sữa chữa kỹ thuật cho chúng.
Theo Tổng thanh tra Pentagon Robert Storch, trong năm ngoái, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ cung cấp cho Ukraina các xe bộ binh Bradley, xe tăng M1 Abrams và hệ thống phòng không Patriot mà không có kế hoạch hỗ trợ dài hạn.
Ông cảnh báo, mặc dù Bộ Quốc phòng hiện đang làm việc để tạo ra một kế hoạch như vậy, "sự thiếu thận trọng trong vấn đề này gây lo ngại và cần được giải quyết trong thời gian ngắn nhất".
Thực tế là Pentagon không thể lập kế hoạch bảo dưỡng cho các loại vũ khí trên và sẽ có những hậu quả lâu dài đối với quân đội Ukraina, theo chuyên gia quân sự Anatoliy Matviychuk.
Ông đưa ra ví dụ về thành phố Avdeevka vừa được giải phóng, nơi các xe bọc thép Bradley "đơn giản là chìm trong bùn lầy" và không thể tiến lên.
"Về phần xe tăng "Abrams", bạn có thể thấy họ sợ phải đưa xe tăng ra chiến trường vì lo ngại chúng ta sẽ chặn đứng và chúng sẽ không thể di chuyển trên đất lầy lội. Kết quả rõ ràng. Họ đã gánh chịu tổn thất lớn về con người và kỹ thuật, trong khi (quân đội Ukraina) đang phải chịu sự tấn công từ phía Nga", - ông Matviychuk nói và có ý ám chỉ đến sự không thành công của cuộc phản công từ phía Ukraina.
Ông giải thích sự không hiệu quả của "Bradley" tại Avdeevka, cũng như việc không có sự xuất hiện của "Abrams", là hoàn toàn hợp lý, vì "cần nhiều công sức để bảo dưỡng những thiết bị quân sự được máy tính hoá này và chuẩn bị chúng cho việc tác xạ".
Về việc thiếu linh kiện và nhân sự được đào tạo cho vũ khí phương Tây được cung cấp cho Ukraina, cũng cần lưu ý những vũ khí này rõ ràng không được thiết kế để sử dụng lâu dài, theo chuyên gia Nga.
"Tôi nghĩ Mỹ, cung cấp cho chế độ Kiev những vũ khí mà họ không cần. Họ bắt tay nhau, nói cung cấp cho Ukraina, nơi chúng sẽ bị phá hủy và họ không phải trả phí tiền phá dỡ", - Matviychuk nói.
Ông nhắc lại việc đối với các loại xe tăng đắt tiền như Abrams, toàn bộ hệ thống hỗ trợ động cơ phải được thổi bụi sau mỗi 12 giờ hoạt động, vì động cơ có thể hư hỏng.
"Và nếu động cơ hỏng, thì cần phải thay thế hoàn toàn - công việc mà người Ukraina không thể tự mình làm được", - chuyên gia nói thêm.
Ba Lan làm hỏng tất cả các kế hoạch
Trả lời câu hỏi về việc làm thế nào mà Washington gửi vũ khí đắt tiền cho Kiev mà không dự trù kế hoạch bảo dưỡng kỹ thuật, Matviychuk giải thích Pentagon "ban đầu lên kế hoạch đặt hệ thống bảo dưỡng tại Ba Lan, nhưng kịch bản này bị hủy bỏ sau khi xảy ra mâu thuẫn giữa Ba Lan với (Tổng thống Ukraina) Zelensky" vì việc cung cấp ngũ cốc.
Mối quan hệ giữa Washington và Warsaw xấu đi vào năm ngoái do lượng ngũ cốc Ukraina tràn vào EU. Ba Lan cùng với Slovakia và Hungary tự phê chuẩn việc cấm nhập khẩu ngũ cốc từ Ukraina miễn thuế sau khi hạn chế của EU hết hiệu lực vào tháng 9 năm 2023.
Đáp lại điều này, Ukraina đệ đơn kiện vào Tổ chức Thương mại Thế giới, và thứ trưởng Kinh tế của nước này Taras Kachka cảnh báo Kiev sẽ rút đơn của mình tại WTO chống lại ba nước EU nếu họ đảm bảo không hạn chế xuất khẩu ngũ cốc trong tương lai.