Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina

Nhà Trắng: Mỹ sẽ không đưa quân tới Ukraina

MOSKVA (Sputnik) - Mỹ sẽ không gửi quân tham gia chiến sự ở Ukraina, AFP dẫn lời phát ngôn viên Hội đồng An ninh quốc gia Nhà Trắng Adrienne Watson cho biết.
Sputnik
Trước đó tại Paris đã diễn ra hội nghị ủng hộ chế độ Kiev được triệu tập theo sáng kiến của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Lãnh đạo của khoảng 10 quốc gia châu Âu đã được mời tham dự, trong đó có Đức, Anh, Ba Lan, Đan Mạch và Hà Lan. Sau cuộc gặp nhà lãnh đạo Pháp cho biết các bên tham gia đã thảo luận về khả năng đưa quân tới Ukraina nhưng không đạt được sự đồng thuận.
“Ông Biden đã nói rõ rằng Hoa Kỳ sẽ không gửi quân đến chiến đấu ở Ukraina”, - Watson nói.
Bà nói thêm, Tổng thống Mỹ tin tưởng rằng LLVT Ukraina sẽ được giúp đỡ bởi gói viện trợ mới và gói viện trợ này phải được Quốc hội thông qua.
Thông tin này cũng đã được người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Matthew Miller xác nhận. Theo ông, Washington hy vọng rằng năm nay quân đội Ukraina có thể đạt được thành công trên chiến trường, nhưng nếu không được phân bổ ngân sách bổ sung thì việc này sẽ khó khăn hơn nhiều.
Tuy nhiên, sáng kiến của ông Macron không nhận được sự ủng hộ của các nước châu Âu. Cụ thể, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius cho rằng đề xuất của nhà lãnh đạo Pháp nghe như chất bồi dưỡng tư duy và không có ai ủng hộ. Thủ tướng Olaf Scholz về phần mình thông báo rằng ngay từ đầu các bên đã thỏa thuận từ chối việc gửi quân.
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Điện Kremlin: Nếu quân phương Tây vào Ukraina thì đụng độ giữa Nga và NATO là khó tránh khỏi
Như Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Ý Antonio Tajani nói rõ, bước đi như vậy sẽ kéo đất nước của ông vào tình trạng chiến tranh với Nga. Đại diện chính phủ Tây Ban Nha Pilar Alegria cũng không ủng hộ ý kiến của tổng thống Pháp.
Thủ tướng Séc Petr Fiala nhấn mạnh phương án điều quân sang Ukraina không được thảo luận. Người đứng đầu chính phủ Ba Lan Donald Tusk cũng đưa ra tuyên bố tương tự.
Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson lưu ý rằng ông tôn trọng mong muốn giúp đỡ Kiev của Paris, nhưng Stockholm có những truyền thống khác. Hungary, quốc gia có đường lối cứng rắn kể từ khi bắt đầu xung đột và từ chối gửi vũ khí và binh lính đến nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ một lần nữa khẳng định điều đó. Theo Ngoại trưởng Péter Szijjártó, chiến tranh không nên để diễn ra ngày càng sâu rộng và lây lan mà nên kết thúc.
Người đứng đầu chính phủ Slovakia Robert Fico một ngày trước đó cũng tuyên bố rằng một số nước NATO và EU đang xem xét khả năng chuyển quân nhân sang Ukraina trên cơ sở các thỏa thuận song phương. Sau đó, ông cam đoan rằng Bratislava sẽ không đồng ý với việc này.
Bình luận về phát biểu của ông Macron, Điện Kremlin cho rằng diễn biến như vậy chắc chắn sẽ dẫn đến xung đột quân sự trực tiếp giữa Nga và NATO. Việc thảo luận về khả năng cử “một số lực lượng dự phòng tới Ukraina” đã được Thư ký báo chí của tổng thống, ông Dmitry Peskov, gọi là một yếu tố mới quan trọng.
Thảo luận