"Sự hoảng loạn của Macron <...> cho thấy rằng họ đã nhận được thông tin từ Ukraina. Và điều này chứng tỏ tình hình ở đó thậm chí còn tồi tệ hơn những gì chúng tôi - những người theo dõi diễn biến xung đột ngày này qua ngày khác – biết được", - nhà phân tích nhận xét.
Theo Mercouris, tuyên bố của ông Macron về khả năng điều quân lính châu Âu tới Ukraina phản ánh quan điểm của giới lãnh đạo Brussels, những người nhận thấy rằng tình hình xung đột đang nhanh chóng vượt khỏi tầm kiểm soát của phương Tây.
"Những người hoảng loạn làm những việc cực kỳ liều lĩnh và nguy hiểm. Tôi không ngạc nhiên chút nào khi Macron là người chủ trương điều này", - chuyên gia người Anh nhấn mạnh.
Hôm thứ Hai tại Paris đã diễn ra một hội nghị được triệu tập theo sáng kiến của nhà lãnh đạo Pháp để ủng hộ chế độ Kiev. Lãnh đạo của khoảng mười quốc gia đã được mời tham dự, trong đó có Đức, Anh, Ba Lan, Đan Mạch và Hà Lan. Sau cuộc họp, ông Macron cho biết các bên tham dự đã thảo luận về khả năng đưa binh sĩ tới Ukraina nhưng không đạt được sự đồng thuận. Ông cũng nói thêm rằng Pháp sẽ làm mọi cách để ngăn chặn Nga “chiến thắng trong cuộc chiến này”.
Ngày hôm sau, chính quyền nhiều nước châu Âu thông báo không có chuyện gửi quân đến nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ.
Sau đó, phía Pháp đã cố gắng nói rõ sự việc. Cụ thể, Ngoại trưởng Stephane Sejournet lập luận rằng sự hiện diện của quân nhân phương Tây ở Ukraina không có nghĩa là cùng tham gia vào cuộc xung đột. Về phần mình, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Sebastian Lecornu lưu ý rằng không có cuộc bàn luận nào về chiến tranh với Nga, còn việc phương Tây đang cân nhắc những phương cách khác để giúp chính quyền Kiev là “hoàn toàn bình thường”. Theo Thủ tướng nước này Gabriel Attal, quân đội Pháp có thể đảm bảo an ninh cho biên giới Ukraina.