Từ video cảm ơn do Bộ Quốc phòng Ukraina công bố, có thể biết rõ rằng dù Chính phủ Tây Ban Nha vẫn chưa công bố việc chuyển giao nhưng quốc gia ở bán đảo Iberia tây-nam châu Âu đang cung cấp vũ khí chống tăng cho quân đội Kiev: đó là các tên lửa chống tăng có dẫn đường (ATGM). Truyền thông Tây Ban Nha xác minh rằng chuyện ở đây nói cụ thể về hệ thống TOW (C/C) LWL, một loại bệ phóng hạng nhẹ do tập đoàn Hughes của Mỹ sản xuất.
Nhìn chung, không nhiều thông tin chính thức về việc Tây Ban Nha cung cấp thiết bị quân sự cho Ukraina. Hiện chưa rõ đã cung cấp bao nhiêu vũ khí này, chỉ biết khoảng 200 bệ phóng có camera ảnh nhiệt và 2.000 tên lửa được trang bị cho quân đội từ năm 1996, một số được lắp trên xe chiến thuật (VAMTAC), xe thiết giáp hạng nhẹ (BMR) và xe bọc thép bánh xích (M-113).
Xả kho vũ khí lỗi thời bằng cách bơm cho Ukraina
Trước đó, Bộ Quốc phòng Tây Ban Nha đã quyết định đổi mới một phần đáng kể kho vũ khí của mình và kể từ năm 2023, ngân sách cho mục tiêu này đã tăng rõ. Hội đồng Bộ trưởng cho biết trong một ghi chú ngày 3 tháng 10 năm 2023: “Tình trạng lỗi thời của các hệ thống đang sử dụng ngày nay có nghĩa là chúng phải được thay thế bằng những hệ thống hiện đại hơn, chẳng hạn như những hệ thống đã trang bị cho quân đội các nước đồng minh của chúng ta”, như nêu trong giấy chứng nhận của Hội đồng Bộ trưởng ngày 3 tháng 10 năm 2023 trong tương quan mua hệ thống tên lửa chống tăng Spike LR2 của Israel, ngụ ý rằng những hệ thống TOW lạc hậu sắp hết thời hạn sử dụng.
Tiếp theo báo cáo của Bộ Thương mại Tây Ban Nha gửi Nghị viện, từ tháng 1 năm 2022 đến tháng 7 năm 2023, Tây Ban Nha đã cung cấp cho Ukraina những lô vũ khí tấn công trị giá 134 triệu euro, bao gồm xe tăng Leopard và tổ hợp tên lửa phòng không Hawk.
Như dữ liệu trong báo cáo của Hội đồng châu Âu cho thấy, Tây Ban Nha là quốc gia EU thứ năm cung cấp cho Ukraina nhiều vũ khí nhất.
Theo tính toán của Viện Kinh tế Thế giới Kiel, cho đến tháng 10 năm 2023, Tây Ban Nha đã chi 10,811 tỷ euro cho cuộc xung đột ở Ukraina, chiếm tới 0,8% GDP của nước này năm 2021 và gần 12% tổng viện trợ của EU. Tổng cộng, viện trợ quốc tế mà Ukraina đã nhận lên tới 234 tỷ USD, cao gấp 1,4 lần GDP của bản thân Ukraina.
Bất chấp tình trạng nghèo đói gia tăng trong nước
Tất cả đóng góp của Tây Ban Nha giúp cho hoạt động chiến sự của chế độ Kiev diễn ra trong bối cảnh tình trạng nghèo đói và nguy cơ trẻ em và thanh thiếu niên bị loại trừ khỏi cộng đồng xã hội trong nước này tiếp tục gia tăng. Theo báo cáo mới nhất của UNICEF, ở EU có tới 20 triệu trẻ em (1/4 tổng số) rơi vào tình trạng này.
Trong số đó, "hơn 2 triệu (28% cư dân trẻ em và thanh thiếu niên) hiện sống ở Tây Ban Nha, đất nước EU có tỷ lệ trẻ em nghèo đói cao nhất", báo cáo đề ngày 2 tháng 2 cho biết.
Ngoài những con số này ra, cũng cần lưu ý rằng nguy cơ nghèo đói nói chung tăng nửa điểm so với năm 2022, bởi năm 2023, tỷ lệ này ở mức 26,5% tổng dân số, bất kể mức lương tối thiểu và thu nhập nói chung có tăng. Lời giải thích cho tình trạng này là lạm phát đã tăng vượt hơn thu nhập kể từ năm 2022.