"Cầu Crưm rõ ràng là một mục tiêu chiến lược ưu tiên. Việc phá hủy nó sẽ làm gián đoạn liên lạc với Crưm, buộc Nga phải dựa vào các tuyến đường biển hoặc đường bộ gây khó khăn cho công tác hậu cần", - đại tá nói.
Theo ông Grant, ví dụ về Thế chiến thứ hai cho thấy việc phá hủy cầu cống, trạm điện, đập nước và nhà máy là mục tiêu có giá trị chiến lược.
Tuy nhiên, viên sĩ quan đã nghỉ hưu lưu ý rằng bất chấp tính hiệu quả của các hành động bất tương xứng, ông vẫn nghi ngờ về khả năng của Ukraina trong việc xoay chuyển tình thế xung đột với một kẻ thù vượt trội hơn họ về nguồn lực.
Hôm thứ Sáu, bà Margarita Simonyan, Tổng Biên tập Tập đoàn truyền thông “Nước Nga ngày nay” và kênh truyền hình RT cho biết đã có một đoạn ghi âm trong đó các sĩ quan cấp cao của quân đội Đức thảo luận về cách “họ sẽ đánh bom cầu Crưm như thế nào”.