Học giả Trung Quốc nêu dự báo về Việt Nam

Chu Mật, chuyên gia thuộc Viện nghiên cứu Bộ Thương mại Trung Quốc đã bình luận về “phong vũ biểu” xuất khẩu, các động lực tăng trưởng mạnh mẽ cùng khả năng bứt phá của nền kinh tế Việt Nam năm 2024 này.
Sputnik
Theo học giả Trung Quốc, nền kinh tế Việt Nam được kỳ vọng sẽ tăng tốc nhờ đà phục hồi của ngành du lịch, dòng vốn FDI ồ ạt đổ về, xuất khẩu bứt phá và vai trò ngày càng tăng trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Nhà nghiên cứu Trung Quốc bình luận về tăng trưởng của Việt Nam

Học giả Chu Mật, nghiên cứu viên của Viện nghiên cứu Bộ Thương mại Trung Quốc đã đưa ra dự báo về nền kinh tế Việt Nam trong bài viết với tựa đề "Kinh tế Việt Nam được kỳ vọng tiếp tục tăng trưởng nhanh".
Ý kiến của Chu Mật được đăng trên tờ Thương mại quốc tế (Trung Quốc) vừa qua. Nền kinh tế Việt Nam vẫn trụ vững, tăng trưởng và luôn nỗ lực giảm thiểu ảnh hưởng của các biến động của thị trường bên ngoàingày càng lớn.
Bài viết của học giả Chu Mật
Nhà nghiên cứu Chu Mật nhấn mạnh, việc này có được là nhờ những nỗ lực của Chính phủ, dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) liên tục đổ vào Việt Nam, hạ tầng công nghiệp không ngừng hoàn thiện, nỗ lực tham gia hợp tác chuỗi cung ứng toàn cầu được nâng cao.
“Năm 2023, tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp hơn dự kiến ​​của Việt Nam có liên quan chặt chẽ đến hoạt động thương mại quốc tế”, - chuyên gia Trung Quốc chỉ rõ.
Nhà nghiên cứu này phân tích nhiều lý do. Trong đó có việc Việt Nam hiện là nền kinh tế có độ mở cao, phụ thuộc nhiều vào hoạt động xuất khẩu, do đó, kết quả tăng trưởng năm 2023 gắn chặt với các hoạt động thương mại quốc tế vốn chịu ảnh hưởng bởi nhu cầu thị trường yếu cũng như việc tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu.
“Với tư cách nền kinh tế định hướng xuất khẩu, lĩnh vực này của Việt Nam từ lâu đã là phong vũ biểu cho tăng trưởng kinh tế, sau khi dịch Covid-19 bùng phát, sự phụ thuộc của nền kinh tế vào ngoại thương ngày càng tăng”, - chuyên gia lưu ý.
Đánh giá xét từ các sản phẩm công nghiệp chính, đường, phân bón, thép cuộn và thuốc lá của Việt Nam đạt mức tăng trưởng hàng năm lần lượt là 30,9%, 18,6%, 12,7% và 10,1% vào năm 2023, trong khi sản lượng xe máy và ô tô tăng lần lượt là 12,6% và 10,1%, giảm 12,3%.
Năm Thìn, kinh tế Việt Nam sẽ “hoá rồng”?
Năm 2023, xuất khẩu của Việt Nam cũng giảm 4,4% so với năm trước xuống còn 355,5 tỷ USD, số lượng và giá trị các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như cà phê, điện thoại thông minh đều sụt giảm.
“Nhu cầu thị trường bên ngoài suy yếu và xu hướng tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu sau dịch bệnh là những nguyên nhân chính, bên cạnh các thay đổi về môi trường trong nước của Việt Nam, thiếu điện và thiếu lao động cũng là những nguyên nhân quan trọng khiến xuất khẩu giảm sút”, - học giả Chu Mật trình bày.
Báo Nhân dân cũng dẫn ý kiến của học giả Trung Quốc Chu Mật bình luận về kinh tế Việt Nam, trong đó lưu ý, năm 2023, tuy mức tăng trưởng thấp hơn kỳ vọng, chủ yếu do thiếu động lực xuất khẩu, nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn có những “biểu hiện nổi bật”.
“Kinh tế Việt Nam đã cho thấy sức sống mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu, tốc độ tăng trưởng thực tế cao hơn 0,35 điểm phần trăm so mức dự báo của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF)”, - Chu Mật nhắc lại.
Chuyên gia Trung Quốc cũng dẫn số liệu thống kê cho biết có khoảng 159.000 doanh nghiệp thành lập mới ở Việt Nam trong năm 2023, tăng 7,2% so năm trước.
Phía sau sự 'đổi ngôi' trên bảng xếp hạng tăng trưởng kinh tế Việt Nam
Học gia này đánh giá, số lượng doanh nghiệp thành lập mới tương đương với doanh nghiệp tạm đóng cửa cho thấy nhiều doanh nghiệp quan tâm thị trường Việt Nam, cũng như sự cạnh tranh khốc liệt khiến các doanh nghiệp buộc phải thay đổi cấu trúc kinh doanh, lựa chọn thâm nhập thị trường Việt Nam.

“Việt Nam sẽ tăng tốc năm 2024”

Bù lại sự sụt giảm trong hoạt động xuất khẩu, Chu Mật lưu ý, du lịch Việt Nam đã phục hồi mạnh mẽ, với lượng du khách quốc tế tăng vọt từ 3,6 triệu lượt người năm 2022 lên 12,6 triệu năm 2023.
Nhờ lực tác động tích cực từ xu hướngphục hồi du lịch, tiêu dùng bán lẻ toàn xã hội tăng trưởng tới 9,6%.
Chuyên gia Trung Quốc cũng dẫn số liệu tăng trưởng kinh tế tăng dần qua 3 quý cuối năm 2023 (lần lượt đạt 4,25%, 5,47% và 6,72%), cho thấy xu thế phục hồi tăng trưởng rất rõ nét của Việt Nam.
Đặc biệt, cùng với các ngành nông lâm thuỷ sản, công nghiệp xây dựng, dịch vụ… Chu Mật đánh giá ngành dịch vụ có mức đóng góp tới 42,54% cho nền kinh tế, cho thấy đây chính là nguồn động lực quan trọng của kinh tế Việt Nam.
Dự báo mới về kinh tế Việt Nam
“Bước vào năm 2024, nền kinh tế Việt Nam vẫn duy trì được sức sống mạnh mẽ”, - chuyên gia Trung Quốc khẳng định.
Trong đó công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu sản xuất, bảo đảm cho các hoạt động xuất khẩu. Công nghiệp là thành phần quan trọng, là nguồn sống trong cơ cấu công nghiệp Việt Nam (tỷ trọng GDP năm 2023 là 37,12%).
Tháng 1, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 18,3% song cùng kỳ năm ngoái, cao hơn hẳn mức tăng của năm 2023 (-10%). Dù trên thực tế, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 1 năm nay vẫn thấp hơn 4,4% so với tháng 12 năm ngoái, nhưng theo Chu Mật, điều này cũng cho thấy sự biến động theo chu kỳ mùa vụ tương đối rõ ràng của nền kinh tế Việt Nam.
Trong bối cảnh sức ép lạm phát tương đối nhẹ và xuất khẩu được phục hồi, nền kinh tế Việt Nam được kỳ vọng sẽ tăng tốc trong năm 2024.

Hợp tác kinh tế Việt – Trung “ở mức độ cao”

Theo nhà nghiên cứu Chu Mật, hợp tác kinh tế-thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam luôn duy trì ở mức độ cao.
Với sự hỗ trợ của các kênh logistics lớn, các quốc gia Đông Nam Á và Nam Á khác cũng được hưởng lợi từ thương mại xuyên biên giới và hợp tác kinh tế-thương mại Trung Quốc-Việt Nam, từ đó hình thành sự phát triển đồng bộ và hiệu ứng quy mô rõ nét hơn.
Mặt khác, Việt Nam cũng đẩy mạnh thương mại với Mỹ, tích cực xuất khẩu các sản phẩm trung gian và hàng hóa linh kiện sang thị trường Mỹ trong bối cảnh nước này tăng cường phát triển ngành sản xuất.
Tổng kết 2023 và Dự báo 2024
Kinh tế Việt Nam 2023 được chuyên gia miêu tả bằng hai từ
“Với những yếu tố đã nêu, cùng với việc ngành du lịch tiếp tục phục hồi với lượng khách ngày càng tăng cao và dòng vốn đầu tư nước ngoài ổn định, nền kinh tế Việt Nam được kỳ vọng duy trì đà tăng trưởng, thậm chí, tăng tốc mạnh mẽ trong năm 2024 này”, - chuyên gia của Viện nghiên cứu Bộ Thương mại Trung Quốc khẳng định.
Trong một diễn biến tích cực khác, hôm 2/3, tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 2/2024, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Người phát ngôn của Chính phủ cho biết, nhiều tổ chức, chuyên gia quốc tế đã đánh giá cao công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ, cũng như triển vọng kinh tế Việt Nam.
Đáng chú ý, trong đó, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo Việt Nam nằm trong nhóm 20 nền kinh tế tăng trưởng cao nhất thế giới.
Thảo luận