https://kevesko.vn/20240129/du-bao-moi-ve-kinh-te-viet-nam-27855358.html
Dự báo mới về kinh tế Việt Nam
Dự báo mới về kinh tế Việt Nam
Sputnik Việt Nam
UOB dự báo, GDP Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng 6% năm 2024 với nhiều triển vọng tươi sáng hơn. 29.01.2024, Sputnik Việt Nam
2024-01-29T16:49+0700
2024-01-29T16:49+0700
2024-01-29T16:49+0700
việt nam
gdp
kinh tế
dự báo
tăng trưởng kinh tế
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/06/1c/23836903_0:248:3010:1941_1920x0_80_0_0_4147c3da03781c0d326b453889f2000f.jpg
Tuy nhiên, Việt Nam cũng phải đối mặt với một số thách thức tiềm ẩn rủi ro khác như xung đột Biển Đỏ kéo theo sự đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, chi phí logistics tăng cao, nguy cơ lạm phát, ảnh hưởng từ việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu…Kinh tế Việt Nam tươi sáng hơnTại báo cáo vừa công bố, ngân hàng UOB của Singapore nhận định, kinh tế Việt Nam đã kết thúc năm 2023 với kết quả đầy hy vọng.Theo đó, tốc độ tăng trưởng GDP thực tế của Việt Nam đã tăng lên 6,72% so với cùng kỳ trong quý IV/2023 và đạt mức tăng trưởng 5,05% vào năm 2023, bất chấp một năm đầy khó khăn.Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam được giữ ổn định ở mức 3,25% so với cùng kỳ năm 2023, đạt mục tiêu chính thức đề ra, so với mức 3,15% vào năm 2022.Đáng chú ý là chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Việt Nam bắt đầu tăng tốc từ giữa năm 2023 lên khoảng 3,0%, mặc dù được tính toán dựa trên mức giá cơ sở cao hơn nhiều vào năm 2022.Điều này có nghĩa là tỷ lệ lạm phát có thể vẫn là mối lo ngại trong những tháng tới, đặc biệt với mức tăng lương tối thiểu 6% dự kiến diễn ra từ tháng 7/2024, mức tăng lớn hơn một chút so với mức 5,88% vào tháng 7/2022.Tuy nhiên, theo ông Đinh Đức Quang, Giám đốc điều hành Khối Kinh doanh tiền tệ, Ngân hàng UOB nói với báo Lao Động, triển vọng của Việt Nam được củng cố nhờ sự phục hồi nhu cầu ngành bán dẫn, tăng trưởng ổn định ở Trung Quốc và khu vực, cũng như sự chuyển dịch chuỗi cung ứng phần lớn có lợi cho Việt Nam và các nước ASEAN khác.Xung đột Biển Đỏ và rủi ro thách thức cần lưu ýTheo UOB, trong năm 2024, nền kinh tế Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức và bất lợi do những bất ổn và rủi ro phát sinh từ các cuộc xung đột quân sự đang diễn ra ở những nơi khác trên thế giới, những tranh chấp địa chính trị giữa các cường quốc và môi trường lãi suất cao.Đầu tiên, xung đột quanh khu vực Biển Đỏ - chiếm 12% thương mại toàn cầu với 17.000 tàu đi qua hàng năm có thể khiến cho chi phí giao hàng cao hơn và sự gián đoạn trong mạng lưới vận chuyển.Một yếu tố khác cần xem xét là việc thực hiện thuế tối thiểu toàn cầu (GMT) tại Việt Nam đối với các doanh nghiệp đa quốc gia (MNE), có hiệu lực từ ngày 1/1/2024.Chính phủ Việt Nam ước tính rằng 122 công ty nước ngoài sẽ bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi này, với mức tăng doanh thu thuế hàng năm là 14,6 nghìn tỷ đồng (601 triệu USD) cho nhà nước.Vấn đề quan trọng hơn là các ưu đãi thuế khác nhau như thuế suất ưu đãi, miễn thuế, cùng nhiều ưu đãi khác dành cho các MNE đã giúp giảm thuế suất doanh nghiệp xuống 20%.Với sự thay đổi hiện nay, các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các MNE sẽ cần tính đến chi phí thuế cao hơn trong kế hoạch kinh doanh trong tương lai của mình.UOB cho rằng, điều quan trọng là phải thực hiện các biện pháp để bù đắp GMT, chẳng hạn như giảm chi phí và nâng cao năng suất lao động, nhằm duy trì khả năng cạnh tranh của Việt Nam như một điểm đến đầu tư.Biện pháp ứng phó với các tình huống khẩn cấpChuyên gia UOB đánh giá, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã phản ứng nhanh chóng vào đầu năm 2023 trước tình trạng suy thoái kinh tế và những thách thức với các đợt cắt giảm lãi suất liên tiếp nhanh chóng.Lần giảm lãi suất chính sách cuối cùng diễn ra vào tháng 6/2023 khi lãi suất tái cấp vốn được cắt giảm tổng cộng 150 điểm cơ bản, xuống còn 4,50%.Tuy nhiên, với tốc độ hoạt động kinh tế đang phục hồi và triển vọng tốt hơn vào năm 2024, khả năng cắt giảm lãi suất hơn nữa đã giảm đi. Vì vậy, OUB cho rằng NHNN sẽ duy trì lãi suất tái cấp vốn ở mức hiện tại là 4,50%.Thay vì tiếp tục hạ lãi suất vì sẽ bị hạn chế bởi giới hạn dưới, Chính phủ đã chuyển trọng tâm sang các biện pháp phi lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế.Một trong số đó là gia tăng sự chú trọng vào việc đưa tín dụng đến với người đi vay (tức là các biện pháp định lượng).Ngoài ra, còn một dấu hiệu nữa là việc sửa đổi gần đây của Luật Các tổ chức tín dụng, có hiệu lực từ ngày 1/7/2024.Luật sửa đổi tạo khuôn khổ cho các khoản vay đặc biệt từ NHNN, bao gồm các khoản vay không lãi suất và các khoản vay không cần thế chấp, từ đó có thể hướng tới các mục tiêu chính sách cụ thể cho phép hỗ trợ các lĩnh vực quan trọng và để triển khai hoạt động thanh khoản khẩn cấp khi cần thiết, chẳng hạn như các trường hợp rút tiền hàng loạt tại ngân hàng.Điều này phản ánh cam kết và các phương tiện của Chính phủ trong việc hỗ trợ các lĩnh vực quan trọng và ứng phó với các tình huống khẩn cấp, hạn chế ảnh hưởng đến nền kinh tế.
https://kevesko.vn/20240116/viet-nam-nam-2024-kinh-te-lac-quan-hon-nhung-noi-luc-da-bi-bao-mon-27615053.html
https://kevesko.vn/20240122/khung-hoang-bien-do-hang-viet-nam-di-chau-au-bang-may-bay-tang-cao-27723629.html
https://kevesko.vn/20240101/kinh-te-da-nang-top-cuoi-viet-nam-chuyen-khong-ngo-27402914.html
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2024
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e7/06/1c/23836903_281:0:3010:2047_1920x0_80_0_0_432bc6d3797b119cfefff5dcf5d13a40.jpgSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
việt nam, gdp, kinh tế, dự báo, tăng trưởng kinh tế
việt nam, gdp, kinh tế, dự báo, tăng trưởng kinh tế
Dự báo mới về kinh tế Việt Nam
UOB dự báo, GDP Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng 6% năm 2024 với nhiều triển vọng tươi sáng hơn.
Tuy nhiên, Việt Nam cũng phải đối mặt với một số thách thức tiềm ẩn rủi ro khác như xung đột Biển Đỏ kéo theo sự đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, chi phí logistics tăng cao, nguy cơ lạm phát, ảnh hưởng từ việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu…
Kinh tế Việt Nam tươi sáng hơn
Tại báo cáo vừa công bố, ngân hàng UOB của Singapore nhận định,
kinh tế Việt Nam đã kết thúc năm 2023 với kết quả đầy hy vọng.
Theo đó, tốc độ tăng trưởng GDP thực tế của Việt Nam đã tăng lên 6,72% so với cùng kỳ trong quý IV/2023 và đạt mức tăng trưởng 5,05% vào năm 2023, bất chấp một năm đầy khó khăn.
Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam được giữ ổn định ở mức 3,25% so với cùng kỳ năm 2023, đạt mục tiêu chính thức đề ra, so với mức 3,15% vào năm 2022.
Đáng chú ý là chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Việt Nam bắt đầu tăng tốc từ giữa năm 2023 lên khoảng 3,0%, mặc dù được tính toán dựa trên mức giá cơ sở cao hơn nhiều vào năm 2022.
Điều này có nghĩa là tỷ lệ lạm phát có thể vẫn là mối lo ngại trong những tháng tới, đặc biệt với mức tăng lương tối thiểu 6% dự kiến diễn ra từ tháng 7/2024, mức tăng lớn hơn một chút so với mức 5,88% vào tháng 7/2022.
Tuy nhiên, theo ông Đinh Đức Quang, Giám đốc điều hành Khối Kinh doanh tiền tệ, Ngân hàng UOB nói với báo Lao Động, triển vọng của Việt Nam được củng cố nhờ sự phục hồi nhu cầu ngành bán dẫn, tăng trưởng ổn định ở Trung Quốc và khu vực, cũng như sự chuyển dịch chuỗi cung ứng phần lớn có lợi cho Việt Nam và các nước ASEAN khác.
“Chúng tôi duy trì dự báo tăng trưởng của Việt Nam ở mức 6,0% cho năm 2024, nằm trong mục tiêu chính thức là 6,0-6,5%. Chúng tôi dự đoán áp lực lạm phát sẽ tiếp tục tăng, với dự báo CPI sẽ tiếp tục tăng ở mức 3,7% vào năm 2024, từ mức 3,25% vào năm 2023”, - chuyên gia nêu dự đoán.
Xung đột Biển Đỏ và rủi ro thách thức cần lưu ý
Theo UOB, trong năm 2024, nền kinh tế Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức và bất lợi do những bất ổn và rủi ro phát sinh từ các cuộc xung đột quân sự đang diễn ra ở những nơi khác trên thế giới, những tranh chấp địa chính trị giữa các cường quốc và môi trường lãi suất cao.
Đầu tiên, xung đột quanh khu vực Biển Đỏ - chiếm 12% thương mại toàn cầu với 17.000 tàu đi qua hàng năm có thể khiến cho chi phí giao hàng cao hơn và sự gián đoạn trong mạng lưới vận chuyển.
“Điều này sẽ gây tổn hại cho cả các nhà xuất khẩu, nhà sản xuất và chuỗi cung ứng trên toàn thế giới, bao gồm cả Việt Nam, vì các đơn đặt hàng sẽ bị ảnh hưởng bởi sự chậm trễ và chi phí cao hơn và do đó ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất”, - UOB chỉ ra.
Một yếu tố khác cần xem xét là việc thực hiện thuế tối thiểu toàn cầu (GMT) tại Việt Nam đối với các doanh nghiệp đa quốc gia (MNE), có hiệu lực từ ngày 1/1/2024.
Chính phủ Việt Nam ước tính rằng 122 công ty nước ngoài sẽ bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi này, với mức tăng doanh thu thuế hàng năm là 14,6 nghìn tỷ đồng (601 triệu USD) cho nhà nước.
Vấn đề quan trọng hơn là các ưu đãi thuế khác nhau như thuế suất ưu đãi, miễn thuế, cùng nhiều ưu đãi khác dành cho các MNE đã giúp giảm thuế suất doanh nghiệp xuống 20%.
Với sự thay đổi hiện nay, các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các MNE sẽ cần tính đến chi phí thuế cao hơn trong kế hoạch kinh doanh trong tương lai của mình.
UOB cho rằng, điều quan trọng là phải thực hiện các biện pháp để bù đắp GMT, chẳng hạn như giảm chi phí và nâng cao năng suất lao động, nhằm duy trì khả năng cạnh tranh của Việt Nam như một điểm đến đầu tư.
Biện pháp ứng phó với các tình huống khẩn cấp
Chuyên gia UOB đánh giá,
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã phản ứng nhanh chóng vào đầu năm 2023 trước tình trạng suy thoái kinh tế và những thách thức với các đợt cắt giảm lãi suất liên tiếp nhanh chóng.
Lần giảm lãi suất chính sách cuối cùng diễn ra vào tháng 6/2023 khi lãi suất tái cấp vốn được cắt giảm tổng cộng 150 điểm cơ bản, xuống còn 4,50%.
Tuy nhiên, với tốc độ hoạt động kinh tế đang phục hồi và triển vọng tốt hơn vào năm 2024, khả năng cắt giảm lãi suất hơn nữa đã giảm đi. Vì vậy, OUB cho rằng NHNN sẽ duy trì lãi suất tái cấp vốn ở mức hiện tại là 4,50%.
Thay vì tiếp tục hạ lãi suất vì sẽ bị hạn chế bởi giới hạn dưới, Chính phủ đã chuyển trọng tâm sang các biện pháp phi lãi suất để hỗ trợ nền kinh tế.
Một trong số đó là gia tăng sự chú trọng vào việc đưa tín dụng đến với người đi vay (tức là các biện pháp định lượng).
Ngoài ra, còn một dấu hiệu nữa là việc sửa đổi gần đây của Luật Các tổ chức tín dụng, có hiệu lực từ ngày 1/7/2024.
Luật sửa đổi tạo khuôn khổ cho các khoản vay đặc biệt từ NHNN, bao gồm các khoản vay không lãi suất và các khoản vay không cần thế chấp, từ đó có thể hướng tới các mục tiêu chính sách cụ thể cho phép hỗ trợ các lĩnh vực quan trọng và để triển khai hoạt động thanh khoản khẩn cấp khi cần thiết, chẳng hạn như các trường hợp rút tiền hàng loạt tại ngân hàng.
Điều này phản ánh cam kết và các phương tiện của Chính phủ trong việc hỗ trợ các lĩnh vực quan trọng và ứng phó với các tình huống khẩn cấp, hạn chế ảnh hưởng đến nền kinh tế.