Em bé Napalm Phan Thị Kim Phúc và nhiếp ảnh gia Nick Út về Việt Nam

Phan Thị Kim Phúc (hay còn được gọi là Em bé Napalm), nhiếp ảnh gia Nick Út trở về Việt Nam cùng nhiều cựu binh Mỹ.
Sputnik
Đại sứ Hoa Kỳ Marc Knapper hoan nghênh nhiều người Mỹ, trong đó có các cựu chiến binh tới thăm và tìm hiểu về Việt Nam. Ông cũng mong muốn, ngày càng nhiều người Mỹ yêu mến Việt Nam.

Em bé napalm và nhiếp ảnh gia Nick Út về Việt Nam

Bà Phan Thị Kim Phúc, nhân vật trong bức ảnh em bé bị bỏng vì bom napalm năm 1972, cùng nhiều cựu chiến binh Mỹ đã có cuộc hội ngộ ấm áp tại Hà Nội. Theo thông tin của báo Tiền Phong, có hơn 150 người Mỹ trong cuộc hội ngộ ấm áp và nhiều ý nghĩa tại Hà Nội.
Cùng đồng hành với bà Phúc còn có nhiếp ảnh gia nổi tiếng Nick Út (Huỳnh Công Út, phóng viên ảnh của hãng tin Associated Press, người chụp bức ảnh em bé Napalm Phan Thị Kim Phúc) đã đoạt giải Pulitzer.
Kim Phúc cho biết, bà rất vui và hạnh phúc được trở về thăm Việt Nam. Phan Thị Kim Phúc đã được bổ nhiệm làm Đại sứ thiện chí Hòa bình của UNESCO.
Multimedia
Cựu chiến binh Chiến tranh VN nói về việc Mỹ sử dụng súng Gatling có khả năng bắn đạn uranium nghèo
Từng là nạn nhân của chiến tranh thảm khốc, bản thân bà Phan Thị Kim Phúc đã có nhiều hoạt động tích cực vì trẻ em ở các vùng chiến tranh.
Được biết, bàcòn thành lập quỹ từ thiện Kim Phúc foundation international. Quỹ kết hợp với các quỹ từ thiện khác giúp đỡ nhiều người khó khăn.
Bức ảnh "Em bé napalm - Vietnam Napalm Girl" được chụp khi Kim Phúc (khi đó 9 tuổi) và một số trẻ em Việt Nam vừa khóc vừa bỏ chạy tại ngay Ngã Ba Trảng Bàng, Tây Ninh sau khi bị Không lực Việt Nam Cộng hoà dội bom napalm.
Bức ảnh “Em bé napalm” trở thành một trong những hình tượng ám ảnh nhất về Chiến tranh Việt Nam.

Từ cựu thù thành bạn: Thêm yêu Việt Nam

Pbiểu tại cuộc gặp mặt các cựu binh Mỹ ở Hà Nội, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc Knapper cho biết, ông rất vui khi biết nhiều người Mỹ, trong đó có các cựu chiến binh, tới thăm và tìm hiểu về Việt Nam.
Đặc biệt, ông mong muốn sau chuyến đi này, mọi người thêm hiểu và yêu đất nước Việt Nam.
Đại sứ Knapper cũng nhắc lại việc gần đây ông cũng trao trả cuốn nhật ký cho cựu chiến binh Việt Nam sau khi một cựu binh Mỹ giữ lại từ thời chiến tranh Việt Nam.
Phan Thị Kim Phúc
Từ cựu thù thành bạn, đến nay, sau gần 30 năm qua kể từ khi Việt Nam và Hoa Kỳ chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 12-7-1995, xác lập quan hệ đối tác toàn diện vào ngày 25-7-2013, quan hệ hai nước Việt Nam - Hoa Kỳ đã đạt nhiều bước tiến lịch sử, đóng góp tích cực cho an ninh, hòa bình, hợp tác, phát triển tại khu vực và trên thế giới.
Trong chuyến thăm của Tổng thống Joe Biden đến Hà Nội ngày 10-9-2023 vừa qua, Việt Nam và Mỹ đã chính thức nâng cấp quan hệ lên đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững.
Trong tuyên bố chung quan hệ Việt-Mỹ, Hoa Kỳ cam kết tiếp tục khắc phục hậu quả chiến tranh Việt Nam.
Trong đó, Việt Nam và Hoa Kỳ khẳng định quyết tâm hoàn thành tẩy độc sân bay Biên Hòa, đẩy mạnh rà phá bom mìn, vật liệu nổ; tăng cường hỗ trợ người khuyết tật do bất cứ nguyên nhân nào; trợ giúp Trung tâm Hành động Bom mìn Quốc gia Việt Nam nâng cao năng lực, bao gồm nâng cao phối kết hợp giữa trung ương và địa phương trong công tác rà phá bom mìn và tiếp tục hỗ trợ Việt Nam tìm kiếm bộ đội Việt Nam mất tin, mất tích trong chiến tranh, tăng cường hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực xét nghiệm ADN.
50 năm sau sự kiện được ra tù ở Việt Nam, cựu binh Mỹ không muốn nhớ lại những điều tồi tệ
Tổng thống Biden đã bày tỏ sự biết ơn của nhân dân Hoa Kỳ đối với sự hỗ trợ lâu dài của Việt Nam trong việc tìm kiếm thông tin và hài cốt quân nhân Hoa Kỳ mất tích trong chiến tranh.
Về phần mình, Việt Nam khẳng định tiếp tục hợp tác toàn diện với Hoa Kỳ tìm kiếm hài cốt quân nhân Hoa Kỳ mất tích trong chiến tranh.
Thảo luận