Theo ông, khả năng Nga bị lôi kéo vào các xung đột quân sự mới ngày càng gia tăng và phương Tây đang nhằm mục tiêu khiến Nga chịu “thất bại chiến lược”, tất cả những điều này đòi hỏi phải nâng cao yêu cầu đối với hệ thống an ninh quân sự của Nga.
Theo ông, kết thúc xung đột ở Ukraina không có nghĩa là kết thúc đối đầu giữa Nga và phương Tây, vì quá trình chuyển đổi trật tự thế giới hiện tại đang diễn ra “gắn liền với sự gia tăng các mâu thuẫn mà việc giải quyết chúng “hầu như luôn luôn dẫn đến việc sử dụng sức mạnh quân sự”.
"Không thể loại trừ khả năng leo thang xung đột ở Ukraina - từ việc mở rộng thành phần tham gia “lực lượng ủy nhiệm” được sử dụng để đối đầu quân sự với Nga cho đến một cuộc chiến tranh quy mô lớn ở châu Âu", - ông Zarudnitsky lưu ý trong bài báo của mình đăng trên tạp chí “Tư tưởng quân sự” do Bộ Quốc phòng Nga xuất bản.
Zarudnitsky cũng chỉ ra rằng “khả năng đất nước chúng ta bị cố ý kéo vào các cuộc xung đột quân sự mới đang gia tăng đáng kể”. Như người đứng đầu Học viện Bộ Tổng tham mưu LLVT Nga giải thích, Hoa Kỳ và các đồng minh phương Tây đang cố gắng bằng mọi cách duy trì quyền bá chủ của mình, mục tiêu gắn liền với sự tồn tại của họ với cái giá sẵn sàng hy sinh phần còn lại của thế giới. Trong bối cảnh đó Hoa Kỳ đặt ra cho mình một mục tiêu cụ thể - gây ra “thất bại chiến lược” cho Nga và làm cho tình hình trên lãnh thổ nước này trở nên bất ổn.
“Nguồn phát sinh mối đe dọa quân sự chính đối với đất nước chúng ta là chính sách chống Nga của Hoa Kỳ và các đồng minh, họ đang tiến hành một loại chiến tranh hỗn hợp hybrid kiểu mới nhằm làm suy yếu hoàn toàn nước Nga, hạn chế chủ quyền và phá hủy sự toàn vẹn lãnh thổ của nước này”, - vị tướng nhận xét.
Mối đe dọa trực tiếp kể trên đối với sự tồn tại của Liên bang Nga, theo ông Zarudnitsky, xác định yêu cầu ngày càng tăng đối với hệ thống đảm bảo an ninh quân sự của Nga - trong điều kiện đã hình thành hiện tại yêu cầu đó chắc chắn phải được đảm bảo. Liên quan đến vấn đề này có thể nêu ra một số xu hướng trong việc thay đổi hệ thống an ninh quân sự, vị tướng cho biêt.
Thứ nhất, theo ông Zarudnitsky, cần đưa cơ cấu hệ thống an ninh quân sự của Nga phù hợp với quy mô và loại hình các mối đe dọa quân sự và cần đánh giá chúng một cách khách quan. Xu hướng thứ hai là chuyển sang nguyên tắc mô đun trong việc thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh quân sự, tức là việc bảo vệ nhà nước không thể giới hạn ở các biện pháp quân sự mà đòi hỏi thống nhất nỗ lực của toàn xã hội, của các thể chế và hệ thống chính trị. Xu hướng thứ ba liên quan đến sự chuyển dịch ưu tiên về an ninh quốc gia sang lĩnh vực đảm bảo an ninh quân sự. Theo đó, xu hướng này đòi hỏi nhà nước phải tập trung chặt chẽ các biện pháp nhằm đảm bảo an ninh quân sự, đồng thời đảm bảo các lợi ích khác được nhà nước duy trì tuy không ở mức yêu cầu nhưng phải ở mức chấp nhận được. Xu hướng thứ tư liên quan đến việc tăng cường hiệu quả và tập trung quản lý hệ thống an ninh quân sự. Xu hướng thứ năm xác định tầm quan trọng ngày càng gia tăng về tiềm lực của các quốc gia thân thiện trong việc giải quyết các vấn đề an ninh quân sự.
"Các xu hướng thay đổi trong hệ thống an ninh quân sự mà tác giả chỉ ra cần được nghiên cứu sâu hơn và có thể sẽ trở thành cơ sở để cải thiện nó trong tương lai gần. Một số hướng trong đó, xét tình hình hiện tại và sự hình thành nhanh chóng các mối đe dọa mới đối với an ninh quân sự đất nước chúng ta, nên thực hiện ngay trong giai đoạn hiện nay”, - Giám đốc Học viện Bộ Tổng tham mưu LLVT Nga tổng kết.