"Không ai muốn gửi quân đến Ukraina. Tất nhiên, các cuộc thảo luận như vậy vẫn tiếp diễn. Nhưng nên dừng lại. Bây giờ chúng ta nói về khía cạnh khác, là các tên lửa tầm xa. Chúng tôi luôn nhấn mạnh rằng dù có những tên lửa tầm xa như vậy vẫn sẽ không giải quyết được cuộc chiến này", Bộ trưởng Pistorius nhấn mạnh, phát biểu của ông truyền trực tiếp trên kênh Phoenix.
Hệ luỵ từ việc cung cấp tên lửa Taurus
Theo lời Bộ trưởng Đức, tên lửa tầm xa “có thể giúp ích lúc này hay lúc khác” ở mặt trận, tuy nhiên Đức không định “vượt qua lằn ranh quyết định” và còn chưa sẵn sàng cung cấp tên lửa Taurus cho Kiev.
Trước đó, sau vụ rò rỉ cuộc trò chuyện giữa các sĩ quan Đức, thảo luận cụ thể về các cuộc tấn công cầu Crưm, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã một lần nữa lên tiếng phản đối việc cung cấp tên lửa hành trình Taurus cho Ukraina, bởi theo ông, để kiểm soát việc vận hành loại tên lửa này cần có sự tham gia của binh sĩ Đức. Mà từ trước đó, Thủ tướng Đức đã thông báo rằng trong trường hợp như vậy sẽ vi phạm “lằn ranh đỏ” và khiến Đức trở thành một bên tham chiến.