Bên bờ vực phá sản, một loạt doanh nghiệp thép Việt Nam kêu cứu

Gần 20 doanh nghiệp ngành thép đã có đơn kiến nghị gửi Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt, đề nghị bãi bỏ hoặc điều chỉnh quy chuẩn 20 về thép không gỉ.
Sputnik
“Chúng tôi mong Bộ KH&CN thương lấy doanh nghiệp và công nhân ngành thép không gỉ, sớm ban hành thông tư bãi bỏ hoặc sửa đổi quy chuẩn 20”, theo nội dung kiến nghị.

Kiến nghị của doanh nghiệp về quy chuẩn 20

Báo Doanh nghiệp Việt Nam đưa tin, gần 20 doanh nghiệp sản xuất thép mới đây đã gửi đơn kiến nghị đến Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt về việc sớm ban hành quy định liên quan đến quy chuẩn kỹ thuật thép không gỉ, nhằm tránh để các doanh nghiệp này rơi vào tình trạng phá sản.
Theo nội dung đơn kiến nghị, các doanh nghiệp cho rằng, thực hiện chỉ đạo của Phó thủ tướng Trần Lưu Quang, Bộ KH&CN đã có văn bản dự thảo thông tư ngưng hiệu lực thi hành quy chuẩn kỹ thuật 20:2019 về thép không gỉ, lấy ý kiến các cơ quan, hiệp hội, doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp trước đó đã có ý kiến đề nghị bãi bỏ hoặc điều chỉnh quy chuẩn 20 để doanh nghiệp có thể tiếp tục sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, đến nay Bộ KH&CN vẫn chưa có thông tư quyết định chính thức về việc này.
Giải pháp nào sẽ "cứu" ngành vật liệu Việt Nam?
Các doanh nghiệp phản ánh, quy chuẩn 20 về thép không gỉ đã khiến doanh nghiệp phải dừng hoạt động hơn 1 năm qua. Máy móc bắt đầu hỏng hóc, xuống cấp do không được vận hành thường xuyên. Hàng chục ngàn công nhân, thợ tay nghề cao được đào tạo nhiều năm bị mất việc làm, phải chuyển công việc khác.
Nếu tình trạng này kéo dài, doanh nghiệp sẽ không thể khôi phục sản xuất do chi phí để sửa sang máy móc, nhà xưởng và đào tạo lại công nhân, thiết lập quan hệ với khách hàng cao, không thể cạnh tranh với hàng nhập khẩu.
"Nếu quy chuẩn 20 không được bãi bỏ hoặc sửa đổi, thị trường các sản phẩm thép không gỉ của Việt Nam sẽ mất toàn bộ và vĩnh viễn rơi vào tay nhà sản xuất nước ngoài. Chúng tôi mong Bộ KH&CN thương lấy doanh nghiệp và công nhân ngành thép không gỉ, sớm ban hành thông tư bãi bỏ hoặc sửa đổi quy chuẩn 20", doanh nghiệp kiến nghị.

“Quy chuẩn 20 đang bảo hộ ngược”

Trước đó, vào cuối năm 2023, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng đã đề nghị Bộ KH&CN sớm bãi bỏ Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 20:2019 về thép không gỉ, khi góp ý cho Dự thảo Thông tư ngưng hiệu lực thi hành Thông tư số 15 ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Thép không gỉ” và Thông tư số 09 ban hành “Sửa đổi 1:2021 QCVN 20:2019 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thép không gỉ do Bộ KH&CN soạn thảo.
Cú sẩy chân và cơ hội để công ty thép nổi tiếng Việt Nam lật ngược thế cờ
VCCI cho rằng, việc quản lý thép không gỉ bằng quy chuẩn kỹ thuật theo danh mục hàng hoá nhóm 2 là không phù hợp với Luật Chất lượng sản phẩm hàng hoá 2007.
Quy chuẩn 20 cũng ảnh hưởng đến quyền lợi của người tiêu dùng khi hạn chế quyền lựa chọn hàng hoá phù hợp với nhu cầu.
Theo VCCI, cơ quan nhà nước cho rằng quy chuẩn 20 giúp loại bỏ các loại thép chất lượng thấp trên thị trường, giúp người tiêu dùng mua được sử dụng hàng hoá chất lượng tốt hơn. Thế nhưng, đi kèm với chất lượng thì giá thành của sản phẩm cũng theo đó tăng lên.

“Nếu như trước đây người tiêu dùng được chủ động lựa chọn hàng hoá với chất lượng và giá cả phù hợp với nhu cầu thì nay quy chuẩn 20 đã loại bỏ một số loại thép có giá thành rẻ, buộc người tiêu dùng phải bỏ nhiều tiền hơn để mua sản phẩm được làm từ inox có chất lượng cao hơn so với nhu cầu của họ”, VCCI lưu ý.

VCCI cũng chỉ ra rằng, việc đặt ra quy chuẩn 20 dường như tạo thuận lợi cho hàng hoá nhập khẩu thay vì bảo vệ và khuyến khích sử dụng hàng hoá cùng loại sản xuất trong nước.
Thép Việt Nam bị Ấn độ điều tra chống bán phá giá
Quy chuẩn 20 khiến cho mặt hàng thép không gỉ không thể nhập khẩu để làm nguyên liệu gia công hàng hoá trong nước. Tuy nhiên, hàng hoá sử dụng loại thép này lại không cần kiểm tra quy chuẩn 20, mà vẫn được nhập khẩu bình thường.

“Như vậy, quy chuẩn 20 đang bảo hộ ngược, khiến các doanh nghiệp ưu tiên nhập hàng hoá thành phẩm thay vì nhập nguyên liệu để sản xuất. Nhiều doanh nghiệp gia công thép không gỉ trong nước phản ánh tình trạng họ mất toàn bộ thị phần trước hàng hoá nhập khẩu do không thể nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất”, VCCI nêu rõ.

Thảo luận