Ông Peter Szijjarto nói: “Chúng tôi tin tưởng rằng Ukraina sẽ không thể giành chiến thắng trong cuộc xung đột với Nga, vì Nga hiện đang có được sức mạnh và tiến về phía trước”.
Đồng thời, chính trị gia bày tỏ tin tưởng mọi chuyện sẽ kết thúc bằng đàm phán hòa bình.
Một lần nữa ông Peter Szijjarto nhấn mạnh Hungary là quốc gia thành viên NATO duy nhất từ chối chuyển giao vũ khí cho Lực lượng vũ trang Ukraina.
"Chúng tôi hiểu rằng càng cung cấp nhiều vũ khí thì xung đột sẽ càng kéo dài và càng có nhiều người thiệt mạng. Tôi cho rằng cần phải nỗ lực để đạt được hòa bình", - Ngoại trưởng Peter Szijjarto nói.
Kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột, Hungary đã liên tục phản đối các lệnh trừng phạt đối với nguồn năng lượng của Nga và phản đối việc gửi vũ khí tới Ukraina. Lãnh đạo Hungary nhiều lần nhấn mạnh rằng Budapest là nơi khởi đầu sớm nhất các cuộc đàm phán hòa bình.
Chiến dịch quân sự ở Donbass
Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina vào ngày 24/2. Tổng thống Putin gọi mục tiêu của nó là "bảo vệ những người đã bị chế độ Kiev đàn áp và diệt chủng trong 8 năm qua". Ông lưu ý rằng chiến dịch quân sự đặc biệt là một biện pháp bắt buộc, Nga "không còn cơ hội để làm khác, rủi ro về an ninh đã được tạo ra đến mức không thể phản ứng bằng các biện pháp khác."
Theo ông, Nga đã cố gắng trong 30 năm để thỏa thuận với NATO về các nguyên tắc an ninh ở châu Âu, nhưng để đáp lại, Nga đã phải đối mặt hoặc với sự lừa lọc và dối trá cay độc, hoặc bị gây áp lực và tống tiền, trong khi đó liên minh này bất chấp sự phản đối của Matxcơva lại dần dần mở rộng và tiếp cận với biên giới của Liên bang Nga.