"Chúng ta cần phải tuyệt đối hiểu rõ rằng: Không hề có vũ khí thần kỳ. Không một vũ khí nào, kể cả Taurus, có thể thay đổi cục diện trên chiến trường Ukraina, khiến Nga rơi vào tình thế khó khăn và không thể đạt được mục tiêu của họ <... >. Không một hệ thống nào có thể cung cấp được điều này,” ông Harald Kujat lưu ý.
Nguồn cung cấp Taurus cho Lực lượng vũ trang Ukraina
Tướng Harald Kuyat nhấn mạnh cần tránh cung cấp tên lửa hành trình Taurus cho Lực lượng vũ trang Ukraina vì Berlin sẽ không thể kiểm soát việc sử dụng chúng. Tướng Đức nói thêm rằng tấn công vào một số mục tiêu bằng tên lửa này sẽ dẫn đến thảm họa quốc gia cho Đức.
“Tôi hy vọng rằng thủ tướng sẽ kiên định với quyết định của mình”, ông Harald Kuyat kết luận.
Hôm thứ Tư,Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết ông loại trừ việc cung cấp các hệ thống vũ khí tầm xa cho Ukraina, việc sử dụng hệ thống này cần có sự tham gia của quân đội Đức, ngay cả ở bên ngoài Ukraina. Thủ tướng Olaf Scholz đã nhiều lần phản đối việc cung cấp tên lửa hành trình tầm xa Taurus cho Ukraina, bất chấp áp lực từ phe đối lập và một số thành viên trong liên minh cầm quyền.
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina vào ngày 24 tháng 2 năm 2022. Tổng thống Putin gọi mục tiêu của nó là "bảo vệ những người đã bị chế độ Kiev đàn áp và diệt chủng trong 8 năm qua".
Ông lưu ý rằng chiến dịch quân sự đặc biệt là một biện pháp bắt buộc, Nga "không còn cơ hội để làm khác, rủi ro về an ninh đã được tạo ra đến mức không thể phản ứng bằng các biện pháp khác". Theo ông, Nga đã cố gắng trong 30 năm để thỏa thuận với NATO về các nguyên tắc an ninh ở châu Âu, nhưng để đáp lại, Nga đã phải đối mặt hoặc với sự lừa lọc và dối trá cay độc, hoặc bị gây áp lực và tống tiền, trong khi đó liên minh này bất chấp sự phản đối của Matxcơva lại dần dần mở rộng và tiếp cận với biên giới của Liên bang Nga.