Nhật Bản tăng cường hoạt động quân sự gần biên giới Nga

MOSKVA (Sputnik) - Nga có mối quan ngại trước việc Nhật Bản tăng cường các hoạt động quân sự gần biên giới nước mình, tân Đại sứ Nga tại Nhật Bản Nikolai Nozdrev nói với Sputnik trong cuộc phỏng vấn đầu tiên sau khi đến Tokyo.
Sputnik
"Có một điểm quan trọng đáng quan ngại mà chúng tôi đang theo dõi chặt chẽ - đó là việc tăng cường hoạt động quân sự gần biên giới chúng ta. Điều này đang diễn ra, bao gồm cả ở các định dạng song phương và đa phương với sự tham gia trước hết là của lực lượng vũ trang Hoa Kỳ cũng như một số nước NATO và các đồng minh khác của Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương”, - đại sứ nói.

Nhật Bản thúc đẩy việc lôi kéo NATO vào các vấn đề châu Á-Thái Bình Dương

"Các nước NATO đang thể hiện sự can dự tích cực vào các vấn đề của khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hướng tới việc bám trụ vững chắc ở đây, và có những nước đang tích cực thúc đẩy việc này. Nhật Bản chính là những người đầu tiên chào mời họ đến đây. Chúng tôi thấy rõ mong muốn này - những điều kiện thuận lợi nhất đang được tạo ra cho tất cả các loại hình huấn luyện và diễn tập, khuôn khổ thỏa thuận pháp lý lâu dài đang được hình thành, cụ thể là các thỏa thuận đang được ký kết để đảm bảo LLVT các nước có quyền tiếp cận lãnh thổ của nhau. Các nước NATO sẽ tham gia vào các hoạt động có định hướng quân sự khác nhau tại Nhật Bản. Vấn đề lập văn phòng NATO, văn phòng đại diện của khối tại Nhật Bản cũng không hoàn toàn bị loại khỏi chương trình nghị sự. Rõ ràng ở một giai đoạn nào đó họ sẽ trở lại với nó một lần nữa", - người đứng đầu cơ quan ngoại giao lưu ý.

BNG Nga cảnh báo sẽ phản ứng cứng rắn với mọi hành động công kích mới của Tokyo
Ngoài ra, ông Nozdrev còn lưu ý đến việc thành lập các khối và liên minh khác trong khu vực.
“Ở đây trước hết chúng ta cần chú ý đến khối Anglo-Saxon AUKUS (Úc-Anh-Mỹ), khối này đang phát triển nhanh chóng theo một loạt các hướng với định hướng quân sự rõ ràng, cũng như bộ ba Nhật Bản-Hoa Kỳ-Hàn Quốc. Vào những năm gần đây trong khuôn khổ cơ cấu này đã có rất nhiều việc được thực hiện và trọng tâm của những nỗ lực liên quan chính là hoạt động chính trị-quân sự. Điều này cho thấy hướng đi mà quá trình này sẽ phát triển trong những năm tới”, - đại sứ nói.
Đồng thời, ông nhấn mạnh rằng hiện tại việc Nhật Bản gia nhập một khối như vậy với thiên hướng quân sự chỉ là giả thuyết, nhưng trên thực tế “giới lãnh đạo Nhật Bản về lâu dài quan tâm đến sự hiện diện tối đa cả về quy mô và tần suất của các yếu tố quân sự NATO tại khu vực này - đây là một thực tế hết sức rõ ràng”.
Thảo luận