Điều kỳ diệu mang tên Việt Nam
“Thứ nhất, đây là kết quả của chính sách mở cửa của Việt Nam trong gần 40 năm “Đổi mới” (1986-2024). Việt Nam là quốc gia có độ mở nền kinh tế lớn, gần 200%. Trong năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trên GDP là 683/430 tỷ USD. Thứ hai, Việt Nam đã ký kết được rất nhiều Hiệp định thương mại tự do “thế hệ mới” như EVFTA, CPTPP, RCEP v.v với nhiều đối tác quan trọng. Đặc biệt, vừa qua Việt Nam đã nâng cấp quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với các cường quốc như Nhật, Mỹ, Úc. Thứ ba, trong bối cảnh thế giới và khu vực thay đổi, chuyển dịch sản xuất đầu tư và xu hướng đầu tư toàn cầu, Việt Nam đang nổi lên là quốc gia ổn định về an ninh, chính trị, có năng lực sản xuất vững mạnh, có hạ tầng cơ sở tốt và nguồn nhân lực chất lượng cao, có chính sách thu hút, cởi mở đối với các dòng vốn FDI trên thế giới”.
“Tôi cho rằng, đây là những yếu tố chính giúp Việt Nam có được sự thu hút đầu tư rất lớn như vậy”, PGS. TS Đinh Công Hoàng nhấn mạnh.
Nhiều lợi thế thu hút “đại bàng mới”
“Đó là vấn đề nội lực còn chưa cao, chủ yếu các lĩnh vực sản xuất vẫn là gia công, với giá trị gia tăng thấp. Ngoài ra nền sản xuất của Việt Nam còn phụ thuộc nhiều vào khu vực FDI, trình độ công nghệ của doanh nghiệp trong nước chỉ ở mức trung bình và quá trình sản xuất thiên về “số lượng” hơn là “chất lượng” đang gây ra nhiều vấn đề về ô nhiễm môi trường. Chính vì vậy, trong thời gian vừa qua, Việt Nam đã có những thay đổi rất lớn trong việc sàng lọc FDI, tập trung vào các dòng vốn FDI có giá trị cao hơn. Các dòng vốn FDI tới đây sẽ hướng đến công nghệ cao, những công nghệ đột phá của Cách mạng công nghiệp 4.0 như AI, Big data, IoT hay công nghệ nano…”, chuyên gia chỉ ra.
“Điều quan trọng nhất ở giai đoạn này là Việt Nam phải làm chủ công nghệ. Trước đây chúng ta phát triển ở hạ nguồn của chuỗi giá trị toàn cầu (phần gia công), nhưng hiện nay chúng ta sẽ làm chủ cả công nghệ và các thương hiệu, phân phối... Đó sẽ là hướng phát triển của giai đoạn này. Các tập đoàn như VinFast, Viettel, FPT hiện nay là minh chứng rõ ràng cho sự cam kết của Việt Nam trong việc đầu tư và nắm bắt quyền kiểm soát công nghệ”, PGS. TS Đinh Công Hoàng phân tích.
“Năm 2024 là năm của AI. Nếu các nhà máy về công nghệ được xây ở Việt Nam thì rất tốt. Nhưng hiện tại số này rất ít do chi phí logistics vẫn rất đắt. Di chuyển đường bộ đắt gấp nhiều lần so với đường biển hay đường hàng không. Việt Nam hiện chưa sản xuất được vật liệu thành phẩm công nghệ cao. Nếu linh hoạt mở cửa và có chính sách phù hợp, tôi tin rằng Việt Nam sẽ là “tổ đại bàng” công nghệ trong tương lai gần”.
Hướng tới FDI “thế hệ mới”, khai phá thị trường tiềm năng
“Các FDI “thế hệ mới” sẽ hướng tới tính tuần hoàn, xanh, sạch và bền vững, chuyển đổi số, giảm phát thải carbon và đặc biệt tập trung vào công nghiệp sản xuất chip, bán dẫn. Đây chính là nền tảng cốt lõi của công nghiệp 4.0 mà Việt Nam đang có lợi thế lớn”, chuyên gia cho biết.
“Cụ thể, Trung Đông đang thực hiện “chính sách hướng Đông”, hướng về các quốc gia đang phát triển như Việt Nam để đầu tư. Họ cũng tập trung phát triển nền kinh tế “phi dầu mỏ”, đầu tư vào công nghệ cao. Đây là hướng hợp tác mà Việt Nam nên suy nghĩ tới. Hay như đối tác Israel - “quốc gia khởi nghiệp” với nền công nghiệp và công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới, Việt Nam cũng nên hợp tác với họ để phát triển thu hút FDI xây dựng hệ sinh thái công nghiệp 4.0 và cùng khai phá thị trường công nghệ toàn cầu”, PGS. TS Đinh Công Hoàng nhấn mạnh.
“Với những định hướng trên, Việt Nam hoàn toàn có cơ sở để trở thành trung tâm sản xuất chip, bán dẫn của khu vực và thế giới, trở thành “tổ đại bàng” của ngành công nghệ cao, là tiền đề của công cuộc “đổi mới 2.0”. Bằng công nghệ và trí tuệ Việt Nam, tôi tin rằng Việt Nam sẽ sớm thực hiện hóa được mục tiêu trở thành nước công nghiệp hiện đại có thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và là nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045 như mục tiêu của Đảng và Nhà nước đã đề ra”, PGS. TS Đinh Công Hoàng kết luận.