Ấn phẩm lưu ý rằng chính phủ Anh chưa bao giờ công bố dữ liệu chính thức về tổng giá trị tài sản của Nga ở nước này, nhưng theo đánh giá của các chuyên gia, tài sản cá nhân trị giá 18 tỷ bảng Anh hiện đang bị phong tỏa, cũng như tài sản của Ngân hàng Trung ương Nga ở Vương quốc Anh lên tới khoảng 26 tỷ bảng Anh.
“Thực tế là Anh có thể sẽ không bao giờ lấy tiền của Nga... Politico đã nói chuyện với nhiều luật sư và chuyên gia chính trị về trừng phạt, tất cả đều nói rằng cho dù các chính trị gia có “xù lông” thế nào đi chăng nữa thì cũng không có và sẽ không bao giờ có bất kỳ quyền pháp lý nào để nhận tiền hoặc tài sản khác bị đóng băng của Nga”, - ấn phẩm viết.
Ngoài các vấn đề pháp lý xung quanh việc tịch thu tài sản, các quan chức Anh nhận thức được rằng tài sản của Nga bị phong tỏa có thể là một công cụ hữu ích trong các cuộc đàm phán hòa bình trong tương lai. Một chuyên gia cho biết, việc tịch thu tài sản vĩnh viễn sẽ khiến các cuộc đàm phán như vậy ít có khả năng diễn ra hơn.
Một quan chức phương Tây giấu tên cũng lưu ý việc giảm bớt sức mạnh của các biện pháp trừng phạt trong trường hợp tịch thu tiền của Nga.
Quan chức này cho biết: “Chúng tôi đang đưa ra các biện pháp trừng phạt như một biện pháp nhằm mục đích tạm thời và nhằm ứng phó với một tình huống cụ thể. Nhưng rõ ràng là nếu bạn cố gắng tịch thu tài sản thì đây sẽ là một hành động vĩnh viễn”.
Các biện pháp trừng phạt chống Nga
Sau khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt nhằm phi quân sự hóa và phi phát xít hóa Ukraina, phương Tây đã tăng cường áp lực trừng phạt đối với Matxcơva.
Các nước thuộc Liên minh Châu Âu xem xét phương án từ bỏ dầu mỏ và khí đốt của Nga. Nhiều quốc gia tuyên bố đóng băng tài sản của Nga và kêu gọi từ bỏ năng lượng Nga. Tất cả những điều này đã trở thành vấn đề đối với Mỹ và châu Âu, khiến giá nhiên liệu và lương thực tăng mạnh.