Trong tháng đó Pháp đã mua của Nga lượng khí tự nhiên hóa lỏng trị giá 322,3 triệu euro, tăng 10% so với tháng trước. Kết quả là nước này đã trở thành nhà nhập khẩu khí đốt chính của Nga sang EU - việc này diễn ra lần trước là vào tháng 11/2023.
Hungary, quốc gia mua khí đốt qua đường ống, đã trở thành quốc gia dẫn đầu về nhập khẩu khí đốt của Nga vào tháng 12 năm ngoái. Tuy nhiên, vào tháng 2 vừa rồi nước này đã giảm nhập khẩu một phần ba, xuống còn 210 triệu euro, do vậy nên đã tụt xuống vị trí thứ hai. Trong Top 3 còn có Tây Ban Nha với lượng nhập khẩu LNG trị giá 118,3 triệu euro.
Hy Lạp tăng mua khí đốt Nga nhiều nhất trong tháng 2 – gấp 7,8 lần, lên mức giá trị 110,4 triệu euro. Theo sau là Phần Lan và Thụy Điển, đã tăng gấp đôi lượng mua hàng của họ lên 6,6 triệu và 4,7 triệu euro.
Tổng cộng, EU đã mua khí đốt trị giá 1,1 tỷ euro từ Nga ở thời điểm cuối mùa đông vừa rồi, trong đó 619,4 triệu euro là nguồn cung cấp LNG và 493,3 triệu euro là khí đốt qua đường ống.
Theo Eurostat, các nước EU đã mua hơn một nửa lượng khí LNG xuất khẩu của Nga vào năm ngoái. Vị trí đầu tiên thuộc về Tây Ban Nha, quốc gia đã chi 1,8 tỷ euro cho việc này, thứ hai là Pháp (1,5 tỷ euro), sauhọ là Bỉ với 1,36 tỷ euro.
Từ trước tới nay châu Âu là thị trường chính đối với các nhà sản xuất khí đốt của Nga. Trước đây, khối lượng xuất khẩu sang thị trường này đạt 150 tỷ mét khối và thậm chí còn hơn thế nữa, nhưng vào năm 2022, sau khi đường ống “Dòng chảy phương Bắc” bị phá hủy và Nga bị áp đặt lệnh trừng phạt thì khối lượng này đã giảm đi nhiều. Vào cuối năm 2022, nguồn cung cấp khí đốt của Gazprom cho các nước không thuộc SNG/CIS đã giảm khoảng 85 tỷ mét khối xuống còn 100,9 tỷ m3. Hầu như toàn bộ sự suy giảm này xảy ra ở EU.