«Như tôi được biết, cộng đồng xã hội Đức cũng phải hy sinh rất nhiều cho cuộc chiến này. Dư luận Trung Quốc coi Berlin như là con vật hiến tế dành cho Ukraina. Đức đã hy sinh chịu thiệt hại với giá thấp về năng lượng. Điều kiện sản xuất ngày càng xấu đi, vốn tư bản đang chảy sang các nước khác. Nhìn chung, tình hình nền kinh tế Đức hiện nay rất tồi tệ», - GS Cao nói.
Theo quan điểm của GS, tất cả những ai liên quan đến khủng hoảng Ukraina cần tìm kiếm giải pháp hòa bình. Đức nên làm điều gì đó thay vì chịu cảnh bị thao túng, Chính phủ Đức cần đề xuất phương án hữu hình mang lại lợi ích cho cư dân, GS lưu ý.
Chuyên gia Trung Quốc nói thêm rằng lẽ ra có thể tránh được cuộc xung đột này nếu như hai năm trước phương Tây bảo đảm với Matxcơva rằng Kiev sẽ không gia nhập NATO.
Trước đó, Chủ tịch Viện Nghiên cứu Kinh tế Đức (DIW) Marcel Fratzscher tuyên bố rằng CHLB Đức hẳn là sẽ gánh chịu thiệt hại lên tới hơn 200 tỷ euro do xung đột ở Ukraina, trước hết bởi giá điện tăng cao.
Chiến dịch quân sự ở Donbass
Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina vào ngày 24/2. Tổng thống Putin gọi mục tiêu của nó là "bảo vệ những người đã bị chế độ Kiev đàn áp và diệt chủng trong 8 năm qua". Ông lưu ý rằng chiến dịch quân sự đặc biệt là một biện pháp bắt buộc, Nga "không còn cơ hội để làm khác, rủi ro về an ninh đã được tạo ra đến mức không thể phản ứng bằng các biện pháp khác."
Theo ông, Nga đã cố gắng trong 30 năm để thỏa thuận với NATO về các nguyên tắc an ninh ở châu Âu, nhưng để đáp lại, Nga đã phải đối mặt hoặc với sự lừa lọc và dối trá cay độc, hoặc bị gây áp lực và tống tiền, trong khi đó liên minh này bất chấp sự phản đối của Matxcơva lại dần dần mở rộng và tiếp cận với biên giới của Liên bang Nga.