Từ đồi “Chim sẻ” đến sông “Vàm Cỏ”
Bạn bè và đồng nghiệp
“Tôi biết đến Việt Nam từ thuở còn thơ ấu, khi toàn thể nhân dân Liên Xô dõi theo và hỗ trợ cuộc đấu tranh anh dũng của nhân dân Việt Nam chống Mỹ xâm lược. Và rồi tôi quen và yêu mến những con người dũng cảm nhưng rất tốt bụng và cao thượng, đã sáng tác ra những bài hát hay. Tôi gặp Lê Tự Minh cách đây vài năm. Chúng tôi được người bạn lâu năm của tôi, nhà soạn nhạc nổi tiếng Việt Nam Đỗ Hồng Quân giới thiệu trong lễ hội âm nhạc quốc tế Âu - Á. Đây là lễ hội âm nhạc mới thuộc nhiều thể loại khác nhau (tiên phong, jazz, nhạc dân tộc và các thể loại khác), mà chúng tôi tổ chức tại Kazan từ năm 1992 với sự tham gia của các nhà soạn nhạc và biểu diễn từ các quốc gia khác nhau ở Châu Âu, Châu Á và Bắc Mỹ, và theo đề nghị của các nhạc sĩ Việt Nam, từ năm 2014 bắt đầu tổ chức tại Hà Nội, nơi quy tụ các nhạc sĩ trẻ tài năng đến từ Nga" - Rashid Kalimullin nói.
"Khi nghe những bài hát của Lê Tự Minh về người mẹ, về dòng sông, về sự tái sinh của cuộc sống, tôi nghĩ đây chính là sự thể hiện cốt lõi của con người Việt Nam, tâm hồn, lịch sử của họ và tôi đã đề nghị biểu diễn ở Moskva. trong buổi hòa nhạc của tôi, với sự tham gia của một trong những dàn nhạc giao hưởng hay nhất ở Nga. Đây là món quà dành cho người Việt ở Moskva và chắc chắn khán giả của chúng tôi sẽ thích, bởi những ca khúc Việt Nam du dương, sâu lắng gần gũi với tâm hồn Nga” - Rashid Kalimullin đã thêm.
“Âm nhạc rất nhân văn và tươi sáng”
“Tôi rất cảm động và biết ơn nước Nga vĩ đại. Âm nhạc luôn giúp chúng tôi vượt qua những thời điểm khó khăn nhất”, Lê Tự Minh nói với phóng viên Sputnik.