Giai điệu Việt Nam vang lên trong phòng hòa nhạc đẹp nhất Moskva
Giai điệu Việt Nam vang lên trong phòng hòa nhạc đẹp nhất Moskva
Sputnik Việt Nam
Trước thềm kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và Ngày Chiến thắng chủ nghĩa phát xít, diễn ra buổi hòa nhạc “Những câu chuyện Moskva” trong dự án âm nhạc... 08.05.2024, Sputnik Việt Nam
Âm nhạc của nhà soạn nhạc Nga nổi tiếng Rashid Kalimullin, Chủ tịch Hội đồng Liên minh các nhà soạn nhạc Nga, Chủ tịch hội các nhà soạn nhạc Cộng hòa Tatarstan, Nghệ sĩ Nhân dân Nga và Tatarstan cùng người bạn, nhà soạn nhạc Việt Nam Lê Tự Minh đã được một tập thể tuyệt vời trình diễn - Dàn nhạc Giao hưởng Học viện Quốc gia Moskva dưới sự chỉ đạo của nhạc trưởng Nhà hát Lớn (Bolshoi) Airat Kashaev.Từ đồi “Chim sẻ” đến sông “Vàm Cỏ”Đó là buổi hòa nhạc tuyệt vời. Âm nhạc của Kalimullin mang tính biểu tượng và minh họa rất cao. Nghe bản “Những câu chuyện Moskva” của ông, người ta có thể tưởng tượng một cách sống động bầu không khí của những địa điểm mang tính biểu tượng ở Moskva – đồi Chim sẻ và Vườn Alexandr, Bảo tàng Tretyakov và Quảng trường Manezhnaya. Bản nhạc "Hành trình Aladdin" khiến chúng ta đắm chìm trong thế giới cay nồng của những câu chuyện cổ tích phương Đông - khu chợ, cung điện, những chiến binh Janissaries, người Bedouin trên sa mạc. Những điệu nhảy giao hưởng theo phong cách dân tộc Ingushetya ”Ánh sáng trên núi” đưa người nghe đến vùng núi Caucasus với tinh thần tự do và lịch sử phức tạp của các dân tộc sống ở đó.Giai điệu đẹp đẽ trong nhạc của Lê Tự Minh hoàn toàn phù hợp với bức tranh đa diện về màu sắc âm nhạc của các dân tộc khác nhau trên thế giới: các ca khúc “Về bên Mẹ” và “Hồi sinh” do nghệ sĩ solo giọng nữ cao Nhà hát Bolshoi Anna Aglatova trình bày, và sáng tác “Ơi con sông Vàm Cỏ” do nghệ sĩ cello Boris Lifanovsky của Nhà hát Bolshoi thể hiện.Bạn bè và đồng nghiệpĐiều gì đã kết nối hai con người này: nhà soạn nhạc chuyên nghiệp Rashid Kalimullin và nhà kinh tế, doanh nhân, nhà thơ, nhạc sĩ Lê Tự Minh? Đây là những gì mà Rashid Kalimullin, Chủ tịch Hội đồng Liên minh các nhà soạn nhạc Nga, nói với phóng viên “Sputnik” trước buổi hòa nhạc.“Âm nhạc rất nhân văn và tươi sáng”Khán giả thực sự đã đón nhận âm nhạc của Lê Tự Minh rất nồng nhiệt và dành tặng những tràng pháo tay kéo dài cả sau màn trình diễn cũng như khi ông bước ra sân khấu trong đêm chung kết cùng với Rashid Kalimullin và hào hứng nói bằng tiếng Nga rằng nước Nga là quê hương của ông, luôn ở trong trái tim mình. Sau buổi hòa nhạc, thính giả đã đến gặp nhà soạn nhạc cảm ơn ông vì thứ âm nhạc trong sáng và nhân hậu đã mang lại niềm vui và sự bình yên.Lê Tự Minh rất hào hứng khi tác phẩm của mình trình diễn tại ngôi đền âm nhạc nổi tiếng - Đại lễ đường Nhạc viện Moskva, nơi có những bức tường trang trí bằng chân dung của các nhà soạn nhạc vĩ đại, nơi đã vang lên những buổi biểu diễn của các nhạc sĩ xuất sắc nhất thế giới từ thế kỷ 19 cho đến ngày hôm nay.
Trước thềm kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và Ngày Chiến thắng chủ nghĩa phát xít, diễn ra buổi hòa nhạc “Những câu chuyện Moskva” trong dự án âm nhạc “Những viên ngọc của âm nhạc Nga và Việt Nam”) tại phòng hòa nhạc chính thủ đô nước Nga - Đại lễ đường Nhạc viện quốc gia.
Âm nhạc của nhà soạn nhạc Nga nổi tiếng Rashid Kalimullin, Chủ tịch Hội đồng Liên minh các nhà soạn nhạc Nga, Chủ tịch hội các nhà soạn nhạc Cộng hòa Tatarstan, Nghệ sĩ Nhân dân Nga và Tatarstan cùng người bạn, nhà soạn nhạc Việt Nam Lê Tự Minh đã được một tập thể tuyệt vời trình diễn - Dàn nhạc Giao hưởng Học viện Quốc gia Moskva dưới sự chỉ đạo của nhạc trưởng Nhà hát Lớn (Bolshoi) Airat Kashaev.
Từ đồi “Chim sẻ” đến sông “Vàm Cỏ”
Đó là buổi hòa nhạc tuyệt vời. Âm nhạc của Kalimullin mang tính biểu tượng và minh họa rất cao. Nghe bản “Những câu chuyện Moskva” của ông, người ta có thể tưởng tượng một cách sống động bầu không khí của những địa điểm mang tính biểu tượng ở Moskva – đồi Chim sẻ và Vườn Alexandr, Bảo tàng Tretyakov và Quảng trường Manezhnaya. Bản nhạc "Hành trình Aladdin" khiến chúng ta đắm chìm trong thế giới cay nồng của những câu chuyện cổ tích phương Đông - khu chợ, cung điện, những chiến binh Janissaries, người Bedouin trên sa mạc. Những điệu nhảy giao hưởng theo phong cách dân tộc Ingushetya ”Ánh sáng trên núi” đưa người nghe đến vùng núi Caucasus với tinh thần tự do và lịch sử phức tạp của các dân tộc sống ở đó.
Giai điệu đẹp đẽ trong nhạc của Lê Tự Minh hoàn toàn phù hợp với bức tranh đa diện về màu sắc âm nhạc của các dân tộc khác nhau trên thế giới: các ca khúc “Về bên Mẹ” và “Hồi sinh” do nghệ sĩ solo giọng nữ cao Nhà hát Bolshoi Anna Aglatova trình bày, và sáng tác “Ơi con sông Vàm Cỏ” do nghệ sĩ cello Boris Lifanovsky của Nhà hát Bolshoi thể hiện.
Điều gì đã kết nối hai con người này: nhà soạn nhạc chuyên nghiệp Rashid Kalimullin và nhà kinh tế, doanh nhân, nhà thơ, nhạc sĩ Lê Tự Minh? Đây là những gì mà Rashid Kalimullin, Chủ tịch Hội đồng Liên minh các nhà soạn nhạc Nga, nói với phóng viên “Sputnik” trước buổi hòa nhạc.
“Tôi biết đến Việt Nam từ thuở còn thơ ấu, khi toàn thể nhân dân Liên Xô dõi theo và hỗ trợ cuộc đấu tranh anh dũng của nhân dân Việt Nam chống Mỹ xâm lược. Và rồi tôi quen và yêu mến những con người dũng cảm nhưng rất tốt bụng và cao thượng, đã sáng tác ra những bài hát hay. Tôi gặp Lê Tự Minh cách đây vài năm. Chúng tôi được người bạn lâu năm của tôi, nhà soạn nhạc nổi tiếng Việt Nam Đỗ Hồng Quân giới thiệu trong lễ hội âm nhạc quốc tế Âu - Á. Đây là lễ hội âm nhạc mới thuộc nhiều thể loại khác nhau (tiên phong, jazz, nhạc dân tộc và các thể loại khác), mà chúng tôi tổ chức tại Kazan từ năm 1992 với sự tham gia của các nhà soạn nhạc và biểu diễn từ các quốc gia khác nhau ở Châu Âu, Châu Á và Bắc Mỹ, và theo đề nghị của các nhạc sĩ Việt Nam, từ năm 2014 bắt đầu tổ chức tại Hà Nội, nơi quy tụ các nhạc sĩ trẻ tài năng đến từ Nga" - Rashid Kalimullin nói.
"Khi nghe những bài hát của Lê Tự Minh về người mẹ, về dòng sông, về sự tái sinh của cuộc sống, tôi nghĩ đây chính là sự thể hiện cốt lõi của con người Việt Nam, tâm hồn, lịch sử của họ và tôi đã đề nghị biểu diễn ở Moskva. trong buổi hòa nhạc của tôi, với sự tham gia của một trong những dàn nhạc giao hưởng hay nhất ở Nga. Đây là món quà dành cho người Việt ở Moskva và chắc chắn khán giả của chúng tôi sẽ thích, bởi những ca khúc Việt Nam du dương, sâu lắng gần gũi với tâm hồn Nga” - Rashid Kalimullin đã thêm.
“Âm nhạc rất nhân văn và tươi sáng”
Khán giả thực sự đã đón nhận âm nhạc của Lê Tự Minh rất nồng nhiệt và dành tặng những tràng pháo tay kéo dài cả sau màn trình diễn cũng như khi ông bước ra sân khấu trong đêm chung kết cùng với Rashid Kalimullin và hào hứng nói bằng tiếng Nga rằng nước Nga là quê hương của ông, luôn ở trong trái tim mình. Sau buổi hòa nhạc, thính giả đã đến gặp nhà soạn nhạc cảm ơn ông vì thứ âm nhạc trong sáng và nhân hậu đã mang lại niềm vui và sự bình yên.
“Tôi nhìn phản ứng của thính giả Nga và thấy âm nhạc Lê Tự Minh đi vào lòng họ như thế nào, tâm hồn họ phản ứng thế nào với mảnh hồn mà nhạc sĩ gửi vào sáng tác của mình. Và tôi thực sự thích cách các giai điệu Việt vang lên trong dàn nhạc đã làm phong phú và nở rộ chúng”, ông Đỗ Xuân Hoàng, Chủ tịch Hội người Việt chia sẻ ấn tượng của mình về buổi hòa nhạc.
Nhạc sĩ Lê Tự Minh, nhà soạn nhạc Rashid Kalimullin và nhạc trưởng Airat Kashaev trên sân khấu sau buổi hoà nhạc “Những câu chuyện Matxcơva. Ngọc châu của âm nhạc Nga và Việt Nam”
Lê Tự Minh rất hào hứng khi tác phẩm của mình trình diễn tại ngôi đền âm nhạc nổi tiếng - Đại lễ đường Nhạc viện Moskva, nơi có những bức tường trang trí bằng chân dung của các nhà soạn nhạc vĩ đại, nơi đã vang lên những buổi biểu diễn của các nhạc sĩ xuất sắc nhất thế giới từ thế kỷ 19 cho đến ngày hôm nay.
“Tôi rất cảm động và biết ơn nước Nga vĩ đại. Âm nhạc luôn giúp chúng tôi vượt qua những thời điểm khó khăn nhất”, Lê Tự Minh nói với phóng viên Sputnik.
Và Rashid Kallimulin nói thêm: “Chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác với các đồng nghiệp Việt Nam. Không ai có thể ngăn cản chúng ta sống, sáng tạo và làm bạn”.
Truy cập vào chat đã bị chặn do vi phạm quy tắc.
Bạn có thể tham gia lại sau:∞.
Nếu bạn không đồng ý với việc chặn, hãy sử dụng định dạng liên lạc phản hồi
Kết thúc thảo luận. Có thể tham gia nêu ý kiến trong vòng 24 giờ sau khi bài được xuất bản.