“Có vẻ như việc này (phản ứng gay gắt của Nga trước những tuyên bố hiếu chiến của các chính trị gia phương Tây) đã tác động <...> đến Pháp và Ý, những quốc gia rõ ràng là đã lo sợ, trước hết là Paris, nước hiện nay khẳng định “không có chiến tranh” với Nga cũng như với người dân nước này <…> Sau khi Dại sứ Pháp tại Moslva được giải thích điều gì sẽ xảy ra nếu NATO can thiệp, thì những tuyên bố của ông Macron trở nên bớt gay gắt hơn và tỏ ra chung chung hơn”, - nhà báo lưu ý.
Theo tác giả Bosnich, việc triệu tập Đại sứ Pháp và Đại sứ Anh tới Bộ Ngoại giao Nga là một bước đi hoàn toàn hợp lý từ phía Moskva. Ông nói thêm rằng các nước phương Tây đã cố tình vượt qua ranh giới đỏ của Điện Kremlin ở Ukraina và công khai ủng hộ việc tấn công khủng bố vào lãnh thổ Nga.
"Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu, NATO, v.v. đã nhiều lần chứng tỏ họ không có khả năng tiến hành một cuộc đối thoại lành mạnh và hợp lý. <...> Moskva đã cố gắng sử dụng các kênh ngoại giao hậu trường để thúc giục họ xuống thang nhưng đều không có kết quả. Vì vậy, lời cảnh cáo chính thức trở thành lựa chọn duy nhất và là lối thoát ra khỏi tình trạng này”, - nhà quan sát kết luận.
Tuần trước, các chính trị gia châu Âu đã đưa ra những tuyên bố lớn tiếng về cuộc xung đột Ukraina. Ví dụ, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron không loại trừ khả năng triển khai quân đội tới quốc gia Đông Âu nếu Nga đột phá tiền tuyến và có yêu cầu như vậy từ Kiev.
Còn Ngoại trưởng Anh David Cameron thì công nhận việc LLVT Ukraina có thể tấn công lãnh thổ Nga bằng vũ khí của Anh.
Hôm thứ Hai Đại sứ Anh Nigel Casey và Đại sứ Pháp Pierre Levy đã được triệu tập tới Bộ Ngoại giao Nga. Sau đó, Bộ Ngoại giao cho biết họ đã bày tỏ phản đối với đại diện Vương quốc Anh vì những tuyên bố của ông Cameron nói về các cuộc tấn công vào lãnh thổ Nga. Nga có quyền đáp trả các cuộc tấn công bằng vũ khí của Anh vào lãnh thổ mình bằng những đòn tấn công tương tự nhằm vào các cơ sở và thiết bị quân sự của Anh ở Ukraina và cả bên ngoài nước này.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov lưu ý rằng tuyên bố của các nước phương Tây về việc sẵn sàng gửi quân tới Ukraina đòi hỏi Moskva phải có phản ứng có trách nhiệm, nhanh chóng và hiệu quả. Theo ông, các cuộc tập trận hạt nhân do Nga công bố có liên quan trực tiếp đến những phát ngôn mang tính đe dọa, khiêu khích và leo thang căng thẳng mới đây trên lục địa này của một số quốc gia châu Âu.
Sau đó, Tổng thống Pháp Macron trong cuộc họp báo chung với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở Paris lưu ý rằng Pháp không có chiến tranh “với nước Nga cũng như với nhân dân dân Nga”. Về phần mình, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova lưu ý đến sự thiếu nhất quán của Tổng thống Pháp và đặt ra câu hỏi về tình trạng của ông.