Gruzia và Armenia mở cửa với phương Tây và cuối cùng rơi vào hỗn loạn

Matxcơva (Sputnik) - Mở cửa với phương Tây, Gruzia và Armenia đã phải hứng chịu những cuộc biểu tình, đụng độ và hỗn loạn hàng loạt, nhà sử học Thổ Nhĩ Kỳ, giáo sư tại Học Viện các nước Á Phi Đại học Quốc gia Moskva mang tên M.V. Lomonosov Mehmet Perincek nói.
Sputnik

Ông Perincek nói trong cuộc trò chuyện với Sputnik: “Điều gì đang xảy ra ngày nay ở hai quốc gia Nam Kavkaz là Gruzia và Armenia, vốn đã mở cửa cho phương Tây?"

Chuyên gia này cho biết thêm, Azerbaijan trong lúc đó lại “không rơi vào bẫy của phương Tây”. Theo ông, chính vì lý do này mà ngày nay Baku và Yerevan đã tiến gần đến ký kết một hiệp ước hòa bình, bất chấp phương Tây ngăn cản thế nào.
Lực lượng gìn giữ hòa bình Nga rời Nagorno-Karabakh

“Hầu hết tất cả các nhà phân tích chính trị trên thế giới đều cho rằng Hoa Kỳ và phương Tây đã mất đi vai trò thống trị trên toàn thế giới. Các sự kiện xung quanh Israel và Palestine là sự phản ánh chính sách hủy diệt tương tự của một thế giới đơn cực. Ngày nay chúng ta cũng thấy một chính sách tương tự ở Ukraina. Phương Tây đang cố tình vỗ tay đồng tình với chế độ Kiev và thường xuyên trang bị vũ khí cho nước này. Chúng ta cũng quan sát thấy tình trạng tương tự ở Nam Kavkaz, ở đó với chính sách một chiều của mình, phương Tây đã mất đi công cụ để can thiệp vào các quá trình trong khu vực này. Các quốc gia trong khu vực đã chủ động tự mình tạo ra nền tảng 3 + 3, từ đó khiến bọn họ rơi vào thế việt vị”, ông Perincek nhấn mạnh.

Để sự hỗn loạn ngự trị

Theo ông, hiện đang có tiến triển trong các cuộc đàm phán hòa bình giữa Baku và Yerevan ở khu vực này.
Tổng thống Azerbaijan thấy Baku và Erevan đang tiến gần đến thỏa thuận hòa bình

“Đương nhiên, phương Tây không thích điều này; họ đang cố gắng bằng mọi cách có thể để can thiệp vào các quá trình này để sự hỗn loạn lại ngự trị trong khu vực. Để làm được điều này, họ cần có giới tinh hoa chính trị bù nhìn. Chúng ta hiện đang chứng kiến ​​​​điều này ở Ukraina và Armenia. Phương Tây đang cố gắng bằng mọi cách có thể để giữ lấy một công cụ mang tên “Armenia” nhằm thúc đẩy chính sách của mình ở Nam Kavkaz. Cứu cánh của Yerevan là tham gia vào dự án 3+3 và tối đa hóa quan hệ với các nước láng giềng, đặc biệt là với. Nga,” người đối thoại của hãng tin này kết luận.

Thảo luận