“Hầu hết những người mà tôi giao tiếp đều ở độ tuổi khoảng 40–45. Những người trẻ tuổi, đặc biệt là dưới 30 tuổi tương đối ”, - ông Pavel Narozhny, người gây quỹ cho lính pháo binh nói với hãng tin. Một lãnh đạo quân sự cấp cao không muốn nêu tên đã xác nhận việc này với Bloomberg, cho biết độ tuổi trung bình của các chiến binh là 43-45 tuổi.
Việc hạ độ tuổi nhập ngũ từ 27 xuống 25 cũng không cải thiện được tình hình. Ở một đất nước phải chịu những tổn thất to lớn khi người tị nạn rời đi do chiến tranh với hàng nghìn người di cư trong đó thì việc tìm kiếm những người trẻ là rất khó khăn. Theo số liệu thống kê chính thức, chỉ một nửa trong số 4,5 triệu người phải di cư đăng ký lại địa chỉ mới, hãng tin nêu rõ
Một yếu tố khác là những bà mẹ bỏ trốn khỏi đất nước cùng với những cậu con trai đang tuổi vị thành niên sau đó không gửi chúng về, mặc dù chúng khá phù hợp với độ tuổi để nhập ngũ với tư cách tình nguyện viên, các tác giả của tài liệu cho biết thêm.
Luật tăng cường huy động quân ở Ukraina có hiệu lực từ ngày 18/5. Văn bản này bắt buộc tất cả những người có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ quân sự phải cập nhật dữ liệu của mình tại cơ quan đăng ký nghĩa vụ quân sự trong vòng 60 ngày kể từ khi văn bản có hiệu lực. Để thực hiện việc này cần phải trực tiếp đến cơ quan đăng ký nghĩa vụ quân sự hoặc đăng ký qua “tài khoản nghĩa vụ quân sự điện tử”, qua đó cũng có thể tống đạt giấy triệu tập. Lệnh triệu tập sẽ được coi là đã tống đạt ngay cả khi người lính nghĩa vụ chưa tận mắt nhìn thấy: ngày “giao” lệnh triệu tập sẽ được tính là ngày mà tài liệu được đóng dấu không thể giao trực tiếp. Luật quy định rằng những người chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ quân sự phải luôn mang theo thẻ đăng ký nghĩa vụ bên mình và xuất trình ngay khi có yêu cầu của nhân viên phòng quân vụ hoặc cảnh sát. Những người trốn nghĩa vụ có thể bị tước quyền lái ô tô. Điều khoản xuất ngũ không được nêu rõ trong văn bản. Quy định này đã bị lược bỏ khỏi văn bản, khiến một số đại biểu quốc hội phẫn nộ.