Bà Trương Mỹ Lan bị đề nghị thêm tội

Bộ Công an thông báo kết thúc điều tra vụ án tại tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB. Đây là vụ án đặc biệt lớn, phức tạp, nhiều bị can.
Sputnik
Theo đó, ở giaiđoạn 2 vụ án Vạn Thịnh Phát, có 34 người bị truy tố về các tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền và vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới.
Ngoài án tử hình bị tuyên ở phiên sơ thẩm, trong giai đoạn 2 này, bà Trương Mỹ Lan còn bị đề nghị tuy tố thêm tội danh.

Kết thúc điều tra vụ án Vạn Thịnh Phát, SCB

Ngày 5/6, Cơ quan CSĐT Bộ Công an cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03), Bộ Công an thông báo kết thúc điều tra vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Rửa tiền, Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB).
Vụ án xảy ra tại tập đoàn Vạn Thịnh Phát liên quan bà Trương Mỹ Lan là vụ án phức tạp, số lượng bị can nhiều nên Bộ Công an phải tách thành hai giai đoạn.
Cần lưu ý rằng, Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Bộ Công an là đơn vị thụ lý điều tra vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền, vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới” xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và các đơn vị liên quan theo Quyết định tách vụ án hình sự số 11/QĐ-CSKT-P2 ngày 12/11/2023 và Quyết định bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự số 1114/QĐ-CSKT-P2 ngày 14/5/2024 của Cơ quan CSĐT Bộ Công an.
Nộp hàng ngàn tỷ đồng tiền bồi hoàn cho bà Trương Mỹ Lan
Căn cứ Khoản 4 Điều 232 Bộ luật Tố tụng hình sự, ngày 29/5/2024, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ban hành Bản Kết luận điều tra vụ án hình sự số: 13/QĐ-CSKT-P2.
Đáng chú ý, C03 đã đề nghị truy tố đối với 34 bị can về 3 tội danh: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền và vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới quy định tại Điều 174, Điều 324 và Điều 189 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Ngày 29/5/2024, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ban hành Thông báo số 5714/TB-CSKT-P2 gửi Ngân hàng SCB và các đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan là bị hại, đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan biết việc kết thúc điều tra vụ án hình sự.
“Do vụ án có số lượng người bị hại lớn, nên Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, Bộ Công an thông báo đến các đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan biết về việc kết thúc điều tra vụ án nêu trên”, - Bộ Công an cho biết.

Bà Trương Mỹ Lan bị đề nghị truy tố thêm tội danh

Như Sputnik thông tin, trước đó, bà Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Vạn Thịnh Phát bị tuyên phạt 20 năm tù về tội Đưa hối lộ; 20 năm tù về tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng và tử hình về tội Tham ô tài sản.
Tổng hợp hình phạt, bà Lan phải chấp hành án tử hình. Tuy nhiên, sau đó, bà Lan đã có đơn kháng cáo toàn bộ bản án hình sự sơ thẩm, xin xem xét lại tội danh mà tòa đã tuyên.
Hôm 30/5, Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng tiêu cực cũng yêu cầu tập trung xử lý dứt điểm những vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, dư luận quan tâm. Trong đó, có vụ án Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Ban Chỉ đạo cũng nhận định, các cơ quan tố tụng đã hoàn thành xét xử sơ thẩm hai vụ án trọng điểm xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB với mức án “rất nghiêm khắc nhưng cũng rất nhân văn”.
“Chúa đảo Tuần Châu” và quan hệ với Trương Mỹ Lan: Điều chưa từng được công bố
Đáng chú ý là lần đầu tiên tuyên phạt tử hình đối với một bị cáo là chủ doanh nghiệp tư nhân về tội “tham ô tài sản” (đối với bà Trương Mỹ Lan – PV).
Với việc cơ quan điều tra đề nghị truy tố bà Trương Mỹ Lan cùng 33 người khác về ba tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền và vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới, như vậy, bà chủ Vạn Thịnh Phát bị đề nghị truy tố thêm tội danh ở giai đoạn 2 này là “rửa tiền” và “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Hồi giữa tháng 5, Bộ Công an cho biết, từ năm 2018 đến năm 2020, các đối tượng có liên quan tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư An Đông, Công ty cổ phần Đầu tư Quang Thuận, Công ty Cổ phần Dịch vụ Thương mại TPHCM, Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Sunny World và các tổ chức khác đã có hành vi gian dối, làm trái quy định của pháp luật tạo lập 25 gói trái phiếu với tổng giá trị 30.081 tỷ đồng để bán cho người mua (các trái chủ), huy động tiền và chiếm đoạt.
Trong khi đó, hồi cuối năm ngoái, Bộ Công an cũng cho biết, kết quả điều tra xác định số tiền chủ tịch Vạn Thịnh Phát Trương Mỹ Lan tham ô hơn 304.000 tỷ đồng đã sử dụng đầu tư nhiều dự án bất động sản, chuyển tiền ra nước ngoài nên phạm vào tội "rửa tiền".
Căn cứ kết quả điều tra, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an xác định những trái chủ sở hữu 25 mã trái phiếu do 4 công ty phát hành nêu trên tại thời điểm khởi tố vụ án hình sự là bị hại của vụ án.
Trong vụ án này, bà Đỗ Thị Nhàn (cựu cục trưởng Thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước) bị tòa sơ thẩm tuyên án tù chung thân về tội Nhận hối lộ, số tiền 5,2 triệu USD.
Bà Trương Mỹ Lan lĩnh án tử: Vẫn còn cơ hội được sống?
Các cựu lãnh đạo của SCB gồm Đinh Văn Thành, Bùi Anh Dũng, cựu chủ tịch SCB và Võ Tấn Hoàng Văn, cựu tổng giám đốc SCB bị tuyên phạt mức án tù chung thân. 81 bị cáo khác bị tuyên phạt từ 3 năm tù treo đến 20 năm tù.
Bản án cũng xác định, với các tài sản, khoản tiền để khắc phục, đảm bảo nghĩa vụ cho bị cáo Lan trong toàn bộ vụ án (bao gồm vụ án này và các vụ án của giai đoạn hai) sẽ ưu tiên thi hành án cho các bị hại liên quan đến hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong việc phát hành trái phiếu.

Làm rõ tài sản 5 bị cáo đang trốn truy nã

Trước đó, HĐXX đề nghị C03, VKSND Tối cao trong quá trình điều tra giai đoạn hai của vụ án cần tiếp tục làm rõ các tài sản của 5 bị cáo đang trốn truy nã, và bản chất của các giao dịch liên quan đến bà Lan, để thu hồi khắc phục hậu quả của vụ án.
Các bị cáo này đã tiếp tay bị cáo Trương Mỹ Lan, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Vạn Thịnh Phát gây ra thiệt hại đặc biệt lớn cho Ngân hàng SCB.
Cụ thể, bị cáo Đinh Văn Thành (nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng SCB), trong khoảng thời gian từ ngày 28/6/2012 đến ngày 6/12/2020, đã giúp bà Trương Mỹ Lan hợp thức việc rút tiền của Ngân hàng SCB bằng cách chỉ đạo nhân viên dưới quyền lập, đồng thời ký hợp thức 479 hồ sơ vay vốn tại Ngân hàng SCB, gây thiệt hại cho Ngân hàng SCB hơn 142.000 tỷ đồng.
Bị cáo Chiêm Minh Dũng (nguyên Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng SCB), trong khoảng thời gian từ ngày 20/11/2012 đến ngày 4/4/2019, đã ký hợp thức 362 hồ sơ vay vốn trái quy định tại Ngân hàng SCB. Từ đó, đã tạo điều kiện cho bị cáo Lan rút tiền của Ngân hàng SCB sử dụng, gây thiệt hại tổng số tiền hơn 140.000 tỷ đồng.
Bà Trương Mỹ Lan: "Các anh ở Ngân hàng Nhà nước đã trấn an tôi an tâm"
Bị cáo Nguyễn Thị Thu Sương (nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng SCB), trong khoảng thời gian từ ngày 25/7/2012 đến ngày 30/7/2013, đã ký hợp thức 79 hồ sơ vay vốn trái quy định tại Ngân hàng SCB. Từ đó, đã tạo điều kiện cho bị cáo Lan rút tiền của Ngân hàng SCB sử dụng, gây thiệt hại tổng số tiền gần 7.000 tỷ đồng.
Bị cáo Trầm Thích Tồn (nguyên thành viên HĐQT Ngân hàng SCB), trong khoảng thời gian từ ngày 25/7/2012 đến ngày 24/5/2013, đã ký hợp thức 80 hồ sơ vay vốn trái quy định tại Ngân hàng SCB. Từ đó, đã tạo điều kiện cho bị cáo Lan rút tiền của Ngân hàng SCB sử dụng, gây thiệt hại tổng số tiền hơn 7.100 tỷ đồng.
Bị cáo Nguyễn Lâm Anh Vũ (nguyên Phó Giám đốc Ngân hàng SCB, chi nhánh Bến Thành), trong khoảng thời gian từ ngày 13/8/2014 đến ngày 31/8/2015, đã ký hợp thức 112 hồ sơ vay vốn trái quy định tại Ngân hàng SCB, tạo điều kiện cho bị cáo Lan rút tiền của Ngân hàng SCB, gây thiệt hại thơn 3.700 tỷ đồng.
Thảo luận