Trước đó, Tư lệnh lực lượng mặt đất Hoa Kỳ tại khu vực Thái Bình Dương thông báo ý định của Mỹ triển khai tên lửa tầm trung tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương trong thời gian tới.
“Tôi không nghĩ bất cứ ai trong khu vực chúng tôi sẽ hài lòng trước việc các nước khác triển khai vũ khí ở chỗ mình”, - Đại sứ nói khi bình luận về phản ứng của ASEAN trước ý định triển khai tên lửa tầm ngắn và tầm trung của Mỹ trong khu vực.
Theo ông Tavares, Indonesia luôn ủng hộ hòa bình, ổn định trong khu vực mình và hy vọng các nước lớn cũng sẽ tuân thủ các nguyên tắc hòa bình và ổn định.
“Chúng tôi kỳ vọng rằng Đông Nam Á sẽ là khu vực hợp tác và lợi ích chung, chứ không phải là trung tâm chạy đua vũ trang”, - người đứng đầu cơ quan ngoại giao Indonesia giải thích.
Nhà ngoại giao Indonesia cũng lưu ý rằng quy chế được gọi là khu vực phi hạt nhân trong ASEAN vẫn chưa được các nước sở hữu vũ khí hạt nhân phê chuẩn. “Chúng tôi hy vọng rằng nó sẽ sớm được phê chuẩn”, ông Tavares nói thêm.
Trước đó Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết theo Moskva, Mỹ có thể yêu cầu các nước châu Á khác, ngoài Philippines, cung cấp lãnh thổ để triển khai tên lửa tầm trung và tầm ngắn.
Việc triển khai tên lửa trong khu vực sẽ là lần đầu tiên có việc này kể từ khi Hoa Kỳ và Nga /Liên Xô/ ký Hiệp ước loại bỏ lên lửa tầm trung và tầm ngắn (Hiệp ước INF) năm 1987. Hiệp ước INF trước đây cấm Mỹ và Nga sở hữu tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình tầm trung phóng từ mặt đất có tầm bắn từ 500 km đến 5.500 km.