Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên tiếp tục leo thang trong bối cảnh nhà lãnh đạo Bình Nhưỡng Kim Jong-un gọi Hàn Quốc là "kẻ thù chính" và tuyên bố rằng viễn cảnh thống nhất hai miền đã trở nên không thực tế.
Động thái căng thẳng này diễn ra song song với chính sách của chính quyền Biden xem Hàn Quốc là một mắt xích quan trọng trong chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, duy trì sự hiện diện quân sự và các biện pháp răn đe nhằm vào Bình Nhưỡng nhưng đồng thời hạ thấp ưu tiên về phi hạt nhân hóa bán đảo.
Tuy nhiên, chính sách của Mỹ đối với vấn đề bán đảo Triều Tiên có thể thay đổi sau cuộc bầu cử tổng thống năm 2024 sẽ diễn ra vào tháng 11 tới. Nếu tái đắc cử, Tổng thống Biden dự kiến sẽ duy trì đường lối hiện hành. Ngược lại, một chiến thắng của ứng cử viên Cộng hòa Donald Trump có khả năng tái khởi động các cuộc đàm phán trực tiếp với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un như trong nhiệm kỳ trước.
Bất kể chính sách của Hoa Kỳ ra sao, nỗ lực phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên vẫn đứng trước nhiều khó khăn và thách thức lớn, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các cường quốc như Mỹ, Trung Quốc và Nga. Thiếu sự phối hợp này, tình trạng bế tắc trên bán đảo khó có thể được tháo gỡ, tiềm ẩn nguy cơ leo thang xung đột nghiêm trọng.
Trả lời phỏng vấn Sputnik, Đại tá Nguyễn Minh Tâm - Nguyên Giám đốc Trung tâm Tư liệu Khoa giáo, Học viện Chính trị Công an Nhân dân đã đưa ra bình luận, phân tích xung quanh vấn đề này.
Sputnik: Xin chào Đại tá, xin ông cho biết tại sao vấn đề bán đảo Triều Tiên được coi là vấn đề quốc tế xuyên thế kỷ?
Đại tá Nguyễn Minh Tâm:
Vấn đề hòa bình trên bán đảo Triều Tiên là vấn đề quốc tế xuyên thế kỷ. Trong thế kỷ XX có ba trường hợp điển hình về việc chiến tranh kết thúc bằng sự chia cắt lãnh thổ.
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc ở Châu Âu ngày 9/5/1945 và kết thúc ở Châu Á Thái Bình Dươg ngày 2/9/1945. Tuy nhiên, với việc Mỹ, Anh và Pháp vi phạm Hiệp đinh Potsdam ngày 1/8/1945, “đạo diễn” thực thi “kịch bản” thành lập Công hòa Liên bang Đức (Tây Đức) ngày 23/5/1949 trên vùng lãnh thổ do quân đội 3 nước nói trên kiểm soát, đã buộc những người Đức ở phần lãnh thổ còn lại phải lập ra Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Đức (Đông Đức) ngày 7/10/1945 trên vùng do quân đội Liên Xô kiểm soát. Thủ đô Berlin cũng bị chia cắt. Sau 51 năm, ngày 3/10/1990, nước Đức mới thống nhất thành một quốc gia duy nhất.
Ở Việt Nam, Hiệp đinh Genève 1954 đã vạch ra giới tuyến quân sự tạm thời, đòng thời là khu phi quân sự trên vĩ tuyến 17. Mặc dù điều 6 của Hiệp định và điểm 7 của Tuyên bố cuối cùng của Hội nghị Genève ghi rõ rằng giới tuyến đó không có ý nghĩa là biên giới lãnh thổ quốc gia mà chỉ là sự phân chia vùng kiểm soát của quân đội hai bên Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Liên Hiệp Pháp nhưng đế quốc Mỹ đã vi phạm những điều đó.
Mỹ yểm trợ cho thế lực gia đình trị thân Mỹ Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu đơn phương tổ chức bầu cử riêng rẽ để co ra đời cái gọi là “Việt Nam Cộng hòa”, chia cắt lâu dài lãnh thổ Việt Nam. Sau cuộc kháng chiến kéo dài từ 1955 đến 1975, bằng giải pháp quân sự kết hợp chính trị và ngoại giao, Việt nam Dân chủ Cộng hòa mới thu hồi toàn bộ lãnh thổ Việt Nam trên đất liền, thống nhất đất nước sau 20 năm bị chia cắt.
Riêng vấn đề Triều Tiên là vấn đề phức tạp hơn cả so với hai vấn đề Việt Nam và Đức. Mọi sự đều xuất phát từ nội dung của Hiệp định Bàn Môn Điếm và các bên ký kết hiệp định đó. Trước hết, Hiệp định Bàn Môn Điếm chỉ là một hiệp định đình chiến, chưa phải là một hiệp định hòa bình hoàn chỉnh như Hiệp định Paris tháng 1/1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Tiếp theo, hiệp định này cũng không được một Định ước Quốc tế xác nhận tính ràng buộc pháp lý. Thứ ba, Hiệp định Bàn Môn Điếm chỉ được ký giữa chỉ huy quân sự hai bên Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên và Mỹ mà không có sự tham gia của Hàn Quốc.
Chính vì tính không chính danh đó cũng như sự không hoàn chỉnh, chỉ giải quyết gói vấn đề quân sự nên về lý thuyết, từ năm 1953 đến nay, Triều Tiên và Hàn Quốc vẫn ở trong tình trạng chiến tranh. Hàng trăm cuộc đàm phán giữa hai miền triều Tiên đều thất bại, thậm chí bị gián đoạn. Phải đến ngày 4/7/1972, Tuyên bố chung Bắc - Nam Triều Tiên mới được ký kết với 3 nguyên tắc tiến tới thống nhất bán đảo Triều Tiên:
Một là việc tái thống nhất phải được giải quyết một cách độc lập mà không bị can thiệp hoặc dựa vào các thế lực nước ngoài;
Hai là việc thống nhất Triều Tiên phải được thực hiện một cách hòa bình mà không sử dụng các lực lượng vũ trang chống lại nhau;
Ba là quá trình thống nhất Triều Tiên phải vượt qua sự khác biệt về hệ tư tưởng và thể chế chính trị để thúc đẩy sự thống nhất đó như giữa các nhóm dân tộc trong một quốc gia. Một đường dây nóng giữa lãnh ạo hai bên cũng đã được thiết lập.
Tuy nhiên, chỉ hơn 10 năm sau, tiến trình thống nhất Triều Tiên nhanh chóng rơi vào bế tắc do sự phá hoại ngầm của người Mỹ đối với các lực lượng dân chủ và hòa bình ở Nam Triều Tiên. Trong đó có vụ bắt cóc nhà lãnh đạo phe đối lập Kim Dae-jung (sau này là Tổng thống Hàn Quốc) ngày 8/8/1973 và vụ ám sát hụt tổng thống Chun Doo-hwan ngày 9/10/1983 tại Rangoon (Myanmar).
Cả hai vụ việc này đều do Cơ quan Tình báo Quốc gia Hàn Quốc NIS (sau này đổi tên thành Cơ quan Kế hoạch An ninh Quốc gia - ANSP) dưới sự đạo diễn của CIA nhằm phá hoại quá trình “ấm lên” của quan hệ hai miền Triều Tiên bằng cách đổ mọi trách nhiệm cho Bình Nhưỡng.
Khi Chiến tranh lạnh tan băng cũng như từ kết quả của của các cuộc đàm phán hai miền dẫn đến “Thỏa thuận về Hòa giải, Không xâm lược, Trao đổi và Hợp tác” cùng với “Tuyên bố chung về phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên” được ký kết ngày 7/9/1990 đã dẫn đến việc Triều tiên và Hàn Quốc cùng được kết nạp vào Liên Hợp Quốc trong năm đó. Bán đảo Triều Tiên đã bị chia cắt vĩnh viễn thành hai quốc gia riêng biệt.
Quan hệ Triều Tiên và Hàn Quốc cũng chỉ ấm lại trong vòng không quá 10 năm. Sau khi tổng thống Kim Dae-jung mãn nhiệm, tổng thống Roh Moo-hyun lên thay đã cố gằng duy trì thành quả của ông Roh Moo-hyun như bất lực. Bởi một khi Washington đã có quyết sách thì Seoul không thể làm trái.
Từ năm 2002, tổng thống Mỹ George Walker Bush đã liệt Triều Tiên cùng với Iran và Iraq vào cái gọi là “Trục ma quỷ” tài trợ khủng bố. Năm 2010, tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak thuộc phe bảo thủ đã lật ngược chính sách của Hàn Quốc đối với Triều Tiên. Mặc dù phía Triều Tiên đã cố gắng khôi phục lại quan hệ nhưng vô hiệu.
Căng thẳng giữa hai miền Triều Tiên đã quay trở lại trạng thái đối đầu. Khu du lịch liên kết Núi Kumgang và Khu Công nghiệp liên kết Kaesong dần dần chết yểu. Các cuộc gặp gỡ thân nhân họ hàng của hai miền cũng thưa dần rồi bị hủy bỏ. Quân đội Mỹ được tăng cường ở Hàn Quốc và tiến hành nhiều cuộc tập trận chung với quân đội nước này.
Trước sự đe dọa “bên miệng hố chiến tranh” từ phía Mỹ và Hàn Quốc, Triều Tiên buộc phải khôi phục chương trình hạt nhân và phát triển công nghệ tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình và tăng cường lực lượng quân sụ để tự vệ, bất chấp việc Mỹ ban hành một loạt các lệnh cấm vận và trừng phạt.
Sputnik: Trong bối cảnh này, xin Đại tá cho biết Việt Nam cần chuẩn bị và phản ứng trước những biến động chính sách của Mỹ đối với bán đảo Triều Tiên và khu vực Đông Bắc Á như thế nào ?
Đại tá Nguyễn Minh Tâm:
Trên cơ sở chính sách đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế và làm bạn với tất cả các nước, Việt Nam có quan hệ với cả Triều Tiên và Hàn Quốc trên hai lĩnh vực tách biệt nhau.
Đối với Triều Tiên, Việt Nam lấy quan hệ về chính trị và văn hóa làm trọng điểm. Việt Nam phải đối mọi hành động bao vây, cấm vận, trừng phạt đối với Triều Tiên. Riêng vấn đề vũ khí hạt nhân của Triều Tiên thì Việt Nam coi đó là quyền và là công việc nội bộ của Triều Tiên và không can thiệp và cũng không tuyên bố về vấn đề đó.
Đối với Hàn Quốc, Việt Nam thúc đẩy quan hệ về kinh tế và văn hóa, ký kết các hiệp định về đầu tư, phát triển công nghiệp và chuyển giao công nghệ. Hàn Quốc hiện là nhà đầu tư FDI lớn nhất vào Việt Nam. Việt Nam cũng đặt quan hệ về quốc phòng với Hàn Quốc nhưng chỉ giới hạn ở việc mua sắm/chuyển giao một số vũ khí thông thường đã qua sử dụng như tàu tuần tra, xuồng chiến đấu, các phương tiện quân sự phi sát thương...
Đối với cả Triều Tiên và Hàn Quốc, Việt Nam luôn kêu gọi hai bên kiềm chế, kết nối lại đối thoại, giảm căng thẳng và bày tỏ sự không đồng tình với tất cả mọi sự can thiệp của bên thứ ba vào quan hệ song phương trên bán đảo Triều Tiên, tao ra nguy cơ leo thang căng thẳng ở khu vực Đông Bắc Á.
Việt Nam hoan nghênh tất cả các các biện pháp nhằm duy trì hòa bình, ổn định. Quan điểm này là quan điểm xuyên suốt đường lối đối ngoại của Việt Nam với cả Triều Tiên và Hàn Quốc cũng như với các quốc gia có mâu thuẫn, xung đột với nhau trên toàn thế giới trên cơ sở tuân thủ nguyên tắc đặt lợi ích của quốc gia, của dân tộc lên trên hết và trước hết.
Sputnik: Liệu Việt Nam với tư cách Đối tác Chiến lược Toàn diện của Mỹ và là quốc gia có cùng chế độ Xã hội Chủ nghĩa với Triều Tiên, có tiềm năng đóng góp vào những nỗ lực hòa giải giữa các nước hay không?
Đại tá Nguyễn Minh Tâm:
Quan hệ Triều Tiên – Hàn Quốc luôn biến động do tình hình chính trị nội bộ của Hàn Quốc và do chịu tác động rát lớn từ phía Mỹ đối với Hàn Quốc bằng nhiều cách khác nhau. Kể từ năm 1972 đến nay, chu kỳ biến động của mối quan hệ này thường diễn ra trong vòng từ 5 đến 10 năm. Tiếp theo một “pha hòa dịu” như dưới thời các tổng thống Kim Dea-jung, Roh Moo-hyun là một “pha căng thẳng” dưới thời các tổng thồng Lee Myung-Bak và Park Geun-hye. Sau đó lại là một “pha hòa dịu”dưới thời tổng thống Moon Jae-in. Rồi sau đó lại đến một “pha căng thẳng” như hiện nay dưới thời ông Yoon Suk-yeol. Và hầu như chắc chắn rằng sẽ còn những sự “đảo pha” tiếp theo trong mối quan hệ “hai quốc gia chung một dân tộc” này.
Trước mối quan hệ “sớm nắng chiều mưa”, mặc dù vị thế quốc tế của Việt Nam đã được nâng cao chưa từng có sau gần 40 năm đổi mới và phát triển, nhưng việc giải quyết mâu thuẫn kéo dài xuyên thế kỷ với tính phức tạp trên nhiều lĩnh vực đan xen lẫn nhau như mâu thuẫn trên bán đảo Triều Tiên thì một mình Việt Nam không thể một mình gánh vác được vai trò hòa giải.
Ngay cả Liên Hợp Quốc, tổ chức liên chính phủ lớn nhất hành tinh với hàng trăm nghị quyết được ban hành cho đến nay cũng chưa thể có được một bước đột phá đáng kể nào trongquá trình giải quyết mâu thuẫn giữa Triều Tiên và Hàn Quốc. Sở dĩ có tình trạng này là do những mâu thuẫn về quan điểm rất khó giải quyết giữa hai phe trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, cơ quan quyền lực cao nhất hành tinh. Một bên là Mỹ và hai đồng minh Anh, Pháp. Một bên là Liên bang Nga và Trung Quốc.
Trong mâu thuẫn trên bán đảo Triều Tiên, nếu như Hàn Quốc, dù có nền kinh tế phát triển hiện đại nhưng vẫn phải dựa vào lực lượng quân sự Mỹ để tự vệ thì Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên hầu như dựa vào sức mình là chính. Do đó, họ có vị thế độc lập, tự chủ về chính trị hơn so với Hàn Quốc.
Do bị tách biệt tương đối với thế giới bên ngoài nên quốc tế hầu như không có các số liệu chính xác về tiềm lực và sự phát triển kinh tế, xã hội của Triều Tiên. Việc nắm được các số liệu về quân sự của Triều Tiên chỉ có thể dựa trên các vệ tinh trinh sát và sự phán đoán cũng như những gì mà Triều Tiên công khai thực hiện và công bố.
Tuy nhiên, chỉ cần dựa vào những gì đã được Triều Tiên công khai hóa cũng như thông tin có được từ một số nước bạn bè của Triều Tiên cũng đủ để thấy sự phát triển vượt bậc của họ trong mấy chục năm qua. Những hình ảnh về đời sống của người dân Triều Tiên hiện đại, các công trình phục vụ quốc kế dân sinh, các cuộc duyệt binh, tập trận và thử vũ khí… cũng đủ để làm lu mờ những thông tin sai lệch về nước này.
Năm 2019, Việt Nam đã từng một lần trở thành nơi “đăng cai” Hội nghị thượng đỉnh Triều Tiên – Hoa Kỳ và Khách sạn Sofitel Legend Metropole Hà Nội trở thành nơi chứng kiến cuộc gặp chính thức lần thứ hai giữa nhà lãnh đạo Triều Tiên trẻ tuổi Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump. Cuộc gặp đã đi tới rất gần những thỏa thuận mới kế tiếp Tuyên bố chung 4 điểm tại Hội nghị thượng đỉnh Triều Tiên - Hoa Kỳ lần thứ nhất ở Singapore trước đó một năm.
Tuy nhiên, khi mọi chuyện đang “xuôi chèo mát mái”, sự xuất hiện của ông John Robert Bolton, cố vấn an ninh Nhà Trắng, có quan điểm bảo thù vào những giờ phút cuối cùng của cuộc đàm phán đã làm đổ vỡ tất cả. Ông ta liên tục đưa ra những đòi hỏi cứng rắn và vô lý tới mức ngoại trưởng Mỹ khi đó là Mike Pompeo cũng tỏ thái độ không đồng tình. Còn ông Kim Jong-un thì chắc chắn là không tể chấp nhận được. Kết quả là hai bên không đạt được bất kỳ một thỏa thuạn nào và tổ chức hai cuộc họp báo riêng rẽ do hai đại diện của hai đoàn tiến hành chứ không phải là hai nhà lãnh đạo.
Kinh nghiệm thất bại của Hội nghị thượng đỉnh Triều Tiên – Hoa Kỳ trong các ngày 27 và 28/2/2019 đã cho thấy rằng việc xử lý “mâu thuẫn kép” Triều Tiên – Hàn Quốc và Triều Tiên – Mỹ không hề đơn giản. Trước đó vào năm 1980 tổng thổng Mỹ khi đó là Jimmy Carter cũng từng nêu ý tưởng về một cuộc đàm phán tay ba Mỹ - Hàn - Triều nhưng ý tưởng đó đã bị “phe điều hâu” trong chính quyền Mỹ “bóp chết từ trong trứng”.
Vì vậy, việc giải quyết mâu thuẫn, ngăn ngừa xung đột trên bán đảo Triều Tiên chỉ có thể giải quyết được dựa trên hai sự đồng thuận.
Một là sự đồng thuận của Triều Tiên với Hàn Quốc mà không có sự can thiệp từ bên ngoài. Đây là sự đồng thuận quyết định nhất, cốt lõi nhất.
Hai là sự đồng thuận của cả 5 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Thiếu một trong hai sự đồng thuận này, vấn đề mâu thuẫn và nguy cơ xung đột trên bán đảo Triều Tiên không thể giải quyết được