Trong điều kiện khó khăn hiện nay Nga và Việt Nam cần nhau

Ngày 19-20 tháng 6, Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin sẽ thăm chính thức nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chương trình chuyến công du rất phong phú, bao gồm các cuộc gặp với lãnh đạo Việt Nam và thảo luận về những vấn đề cấp bách nhất cần sớm giải quyết trong quan hệ Nga-Việt.
Sputnik
Cả Moskva và Hà Nội đều mong đợi chuyến thăm này và kết quả của nó. Các chuyên gia Nga về Việt Nam và Đông Nam Á đã đề cập đến điều này với phóng viên Sputnik.

Giải pháp đột phá chỉ có thể đạt được ở cấp cao nhất

“Thế giới hiện đang đứng trước những thay đổi cơ bản và trong bối cảnh chuyển đổi sang thế giới đa cực, việc xác định rõ định dạng quan hệ Nga-Việt là rất quan trọng,- ông Vladimir Kolotov, Giám đốc Viện Hồ Chí Minh thuộc Đại học tổng hợp quốc gia St. Petersburg nhận định. – Những quyết định căn bản, mang tính đột phá chỉ có thể thực hiện được ở cấp cao nhất, đó là lý do tại sao các cuộc gặp của Tổng thống Nga với Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội Việt Nam quan trọng đến như vậy. Nga đang thoát khỏi những sai lầm trong chính sách tin tưởng vô điều kiện vào phương Tây và nhận thức được tầm quan trọng của phương Đông. Moskva cần lấy ví dụ từ Hà Nội, quốc gia có quan hệ không đơn giản với cả Washington và Bắc Kinh, nhưng điều này không ngăn cản Việt Nam giao thương tốt với cả hainước, bù đắp thâm hụt thương mại với đối tác này và thặng dư thương mại với đối tác kia”.

Tổng thống Putin đến Việt Nam: Các bạn trẻ "nghỉ làm, may vest" đi đón
Mối quan hệ chặt chẽ giữa Nga và Việt Nam có lợi cho cả hai bên,chuyên gia tin tưởng. Nga cần đa dạng hóa quan hệ ở châu Á và Việt Nam tuân theo phương châm của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Thêm bạn, bớt thù”. Không phải ngẫu nhiên mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, ngay sau khi ông Vladimir Putin tái đắc cử nhiệm kỳ tổng thống mới, đã mời nguyên thủ Nga đến Việt Nam và chuyến công du này sẽ diễn ra. Việt Nam sẽ có thể duy trì mối quan hệ tốt đẹp với cả Nga và với các đối tác không thân thiện với mình. Chính Hà Nội tự quyết định muốn gặp gỡ, có quan hệ và kết bạn với ai. Đây thực sự là một quốc gia và chính sách độc lập và có chủ quyền. Đây là lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trên thế giới và cũng bằng chính lý do này Việt Nam khiến Nga quan tâm.

Ba mục đích quan trọng nhất của chuyến thăm

Theo ý kiến của ông Dmitry Mosykov, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đông Nam Á, Australia và Châu Đại Dương Viện Nghiên cứu Phương Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, Việt Nam là đồng minh địa chính trị của Nga nhưng quan hệ giữa hai nước đang bị che mờ bởi hợp tác kinh tếyếu, trở nên phức tạp sau khi áp dụng các biện pháp trừng phạt của phương Tây chống lại Nga. Doanh nghiệp Việt Nam rất hướng về Mỹ và không phải lúc nào cũng quan tâm đến thương mại với Nga.
“Các dự án lớn của Nga, hiện giờ chưa triển khai và người Mỹ chắc chắn sẽ phản đối, có thể giúp ích cho hợp tác kinh tế giữa hai nước. Thiết lập hợp tác kinh tế và dỡ bỏ các rào cản đối với sự phát triển hợp tác kinh tế là chủ đề quan trọng nhất của các cuộc đàm phán ở Hà Nội”, - Giáo sư Mosykov nhận định.
Nhà sử học và nhà văn hóa Anatoly Sokolov nhìn thấy ba mục đích trong chuyến thăm của Tổng thống Putin và phái đoàn tháp tùng ông.

“Đầu tiên là bàn bạc, điều chỉnh quan hệ Nga – Việt trong tình hình quốc tế khó khăn hiện nay. Việc Việt Nam không tham gia hội nghị về Ukraina ở Thụy Sĩ đã thể hiện thái độ của Hà Nội đối với cuộc xung đột này. Mục đích thứ hai là làm quen với tân Chủ tịch nước và Chủ tịch Quốc hội Việt Nam. Mục đích rất quan trọng thứ ba là thảo luận và cố gắng tìm ra giải pháp cho nhiều vấn đề cản trở sự phát triển toàn diện của hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học và nhân đạo giữa hai nước: từ các giao dịch thanh toán ngân hàng cho đến việc khôi phục các chuyến bay trực tiếp và các dự án khoa học chung”.

Tổng thống Putin và Việt Nam: Sắp diễn ra cuộc gặp lần thứ 5
Bốn chuyến thăm Việt Nam trước đây của Tổng thống Nga Vladimir Putin đều là những cột mốc quan trọng trong quá trình phát triển quan hệ giữa hai nước. Chúng tôi hy vọng chuyến thăm này cũng sẽ như vậy.
Thảo luận