Cư dân 5 nước châu Âu bị coi là con tin của vũ khí hạt nhân Mỹ

Người dân Ý, Hà Lan, Bỉ, Đức và Thổ Nhĩ Kỳ về mặt nào đó đang là con tin của vũ khí hạt nhân Mỹ triển khai ở nước họ, bà Susie Snyder, điều phối viên chương trình Chiến dịch quốc tế nhằm loại bỏ vũ khí hạt nhân (ICAN) nói với Sputnik.
Sputnik
Đầu tháng 6, cựu Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ phụ trách kiểm soát vũ khí Rose Gottemoeller nói với Sputnik rằng Mỹ đặt vũ khí hạt nhân trên lãnh thổ các nước châu Âu để ngăn cản những nước này phát triển vũ khí hạt nhân của riêng họ và giảm bớt nguy cơ phổ biến vũ khí hạt nhân.

"Vũ khí hạt nhân của Mỹ ở châu Âu chỉ nhằm mục đích sử dụng ở châu Âu. Người dân của 5 quốc gia châu Âu (Ý, Hà Lan, Bỉ, Đức và Thổ Nhĩ Kỳ) có vũ khí hạt nhân của Mỹ trên lãnh thổ không muốn để những vũ khí này ở nước họ. Nghị viện những nước này thường xuyên chất vấn thông tin bổ sung về các loại vũ khí hạt nhân nói trên, chính phủ Đức vào năm 2009 đã tuyên bố cụ thể rằng phải tìm ra giải pháp loại bỏ những vũ khí này khỏi đất nước. Đây là một việc làm phi pháp của phía Mỹ. Việc bất kỳ quốc gia nào đặt vũ khí hạt nhân ở một quốc gia khác đều là việc phi pháp và làm tăng độ rủi ro về việc sử dụng vũ khí hạt nhân. Người dân ở các nước này theo một cách nào đó đã trở thành con tin của vũ khí hạt nhân Mỹ, bởi vì họ không thể tự mình quyết định loại bỏ chúng, quyết định đó chỉ có thể được đưa ra trên cơ sở song phương”, - bà nói.

Vào tháng 4 ICAN cho biết các nước NATO sẽ vi phạm Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) nếu triển khai vũ khí hạt nhân ở Ba Lan. Trước đó, tổ chức này đã kêu gọi Mỹ rút vũ khí hạt nhân khỏi châu Âu vì hoạt động trao đổi hạt nhân là nguy hiểm và làm tăng nguy cơ leo thang. Theo họ, Mỹ đặt gần 150 quả bom hạt nhân tại các căn cứ không quân của mình ở Đức, Ý, Hà Lan, Bỉ và Thổ Nhĩ Kỳ mà không có bất kỳ tuyên bố chính thức nào.
Mỹ giải thích việc triển khai vũ khí hạt nhân ở châu Âu
Chiến dịch quốc tế nhằm loại bỏ vũ khí hạt nhân (International Campaign to Abolish Nuclear Weapons, ICAN) là một tổ chức xã hội quốc tế được thành lập vào năm 2007. Mục tiêu chương trình là thúc đẩy việc phê duyệt và thực hiện Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân. Tổ chức này đã được trao giải Nobel Hòa bình năm 2017.
Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT, năm 1968, có hiệu lực từ năm 1970) ấn định chỉ có 5 quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân (Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp và Trung Quốc) và cấm không cho xuất hiện các nước khác sở hữu vũ khí hạt nhân. “Năm nước hạt nhân” cam kết không chuyển giao vũ khí hạt nhân cho các quốc gia khác hoặc hỗ trợ việc chế tạo ra chúng, các bên tham gia khác trong hiệp ước cam kết không tiếp nhận hoặc chế tạo bom nguyên tử.
Thảo luận