Luật tự do báo chí của EU không giúp đạt được quyền tự do ngôn luận ở châu Âu

MATXCƠVA (Sputnik) - Luật tự do báo chí gây tranh cãi của EU, vốn trao cho Ủy ban châu Âu thêm quyền hạn để can thiệp vào không gian truyền thông, đã không giúp đạt được quyền tự do ngôn luận ở châu Âu, tờ EUobserver nhận xét.
Sputnik
Hồi tháng 3, các đại biểu nghị viện châu Âu với tỷ số áp đảo đã thông qua đạo luật về tự do truyền thông gây tranh cãi, nhằm trao cho Ủy ban Châu Âu thêm quyền hạn để can thiệp vào không gian truyền thông của các nước thành viên.
"Một số Chính phủ đang từ chối không cho các nhà báo quan trọng tiếp cận những sự kiện xã hội hoặc tòa nhà công sở. Các phương tiện truyền thông dịch vụ công đang đối mặt với nạn cắt giảm kinh phí và ảnh hưởng của các chính trị gia... Pháp luật của EU sẽ không đủ để khôi phục quyền tự do báo chí ở EU", thông cáo nói.
Theo ấn phẩm, đạo luật mới có “những lỗ hổng quốc gia”. Chuyện ở đây nói về thực tế để lại việc phân định phạm vi dữ liệu “minh bạch” về chủ sở hữu phương tiện truyền thông và thiết lập khung pháp lý dành cho việc đặt quảng cáo của Chính phủ trên các phương tiện truyền thông theo quyết định riêng của các cơ quan quản lý quốc gia.
Một số tổ chức cố tình đưa luận điệu sai lệch nhắm vào Việt Nam

Những nguyên tắc mâu thuẫn

Đồng thời, EU chỉ trích Gruzia sau khi thông qua đạo luật về đặc vụ nước ngoài “Về độ minh bạch của ảnh hưởng nước ngoài”, đe dọa thi hành các biện pháp vì thông qua luật, cũng như tuyên bố sẽ từ chối không cho Gruzia gia nhập EU. Các chính trị gia phương Tây cho rằng đạo luật này mâu thuẫn với các nguyên tắc và giá trị của châu Âu.
Những quy định mới ở EU bắt buộc các phương tiện truyền thông phải minh bạch, tiết lộ chủ sở hữu và nguồn tài trợ, bất kể là nói về quảng cáo hay trợ cấp của Chính phủ. Điều này cũng áp dụng với tài trợ nhận được từ các quốc gia bên ngoài Liên minh Châu Âu. Chính quyền các nước EU cũng có trách nhiệm báo cáo với Ủy ban châu Âu về chi tiêu cho quảng cáo trên các phương tiện truyền thông và trên nền tảng Internet.
Đối với truyền thông Nhà nước, chính quyền phải cung cấp cho họ nguồn tài chính ổn định, tính độc lập trong chính sách biên tập, đảm bảo tính minh bạch và xóa bỏ sự phân biệt đối xử trong việc bổ nhiệm lãnh đạo các cơ cấu này. Về phần mình, truyền thông Nhà nước phải đảm bảo “tính đa nguyên ý kiến” bằng nguồn lực của mình và đưa tin không thiên vị về các sự kiện “phù hợp với sứ mệnh xã hội của họ”.
"Họ tự làm tổn thương chính mình". Chính trị gia Đức bất ngờ lên tiếng về Nga

Thiết bị gián điệp

Các quy định của châu Âu đặc biệt cấm sử dụng thiết bị gián điệp chống lại nhân viên truyền thông, nhưng lệnh cấm này chưa đầy đủ. Cụ thể, việc sử dụng phần mềm gián điệp có thể nằm dưới sự kiểm soát của cơ quan tư pháp nếu như vấn đề liên quan đến “lợi ích quốc gia” hoặc có liên quan đến tội phạm nghiêm trọng. Trước đây, do hoạt động nghề nghiệp của họ, các nhà báo châu Âu phải đối mặt với sự giám sát thông qua phần mềm gián điệp như Pegasus.
Những quy tắc mới cũng thiết lập yêu cầu bảo vệ nội dung của truyền thông khỏi bị kiểm duyệt ác ý hoặc xóa không công bằng trên mạng xã hội. Sẽ chấm dứt những hành vi lạm dụng như vậy. Nhưng chỉ trong trường hợp chuyện nói về một phương tiện truyền thông độc lập được công nhận.
Thảo luận