Trung Quốc: Người khổng lồ trên sân chơi thương mại điện tử xuyên biên giới
"Trung Quốc áp dụng rất nhiều công nghệ và AI vào vận hành các trung tâm logistics, giúp giảm chi phí vận hành xuống mức thấp, thậm chí còn thấp hơn cả chi phí giao hàng của Việt Nam”, chuyên gia kinh tế Lê Thế Bình phân tích với Sputnik.
"Chính phủ Trung Quốc đang thặng dư thương mại lớn và có nguồn lực ngân sách để hỗ trợ cho việc đó. Nguồn lực này hơn Việt Nam rất nhiều lần," ông Bình nhấn mạnh.
Việt Nam: Tiềm năng lớn, thách thức không nhỏ
"Không thể nói rằng chất lượng nông sản xuất khẩu của Việt Nam là kém hơn, mà có sự phân hóa. Những doanh nghiệp quản lý chất lượng hàng hóa quy củ và chặt chẽ thì sản phẩm của họ vẫn đạt yêu cầu”, ông Bình chia sẻ. Chính sách cho vay vốn của các ngân hàng Trung Quốc đối với các doanh nghiệp xuất khẩu cũng khá thuận lợi, ít bị tình trạng khó tiếp cận vốn như các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.
"Hiện nay nhiều công ty xuất nhập khẩu nông sản là chưa làm mã vạch truy xuất nguồn gốc nông sản xuất khẩu nên chưa khai thác được hết tiềm năng" ông Bình chỉ ra.
"Việc tạo ra một nền tảng theo mong muốn của quốc gia đó là một chuyện, tuy nhiên phải xét đến việc cạnh tranh với một nền tảng mạnh của nước khác, liệu có ổn không? Hay là mình dựa trên nền tảng của người khác và làm việc chỉ mình có thể làm tốt”, ông Bình đặt câu hỏi.
"Mình quảng bá tốt sao cho các nhà bán buôn và phân phối của Trung Quốc biết đến và mua về, thì đây cũng là một điều tốt," ông nói.
Hướng đi cho tương lai
“Việt Nam cần tập trung vào một số điểm chính như cải thiện hệ thống logistics thông qua việc học hỏi từ Trung Quốc trong áp dụng công nghệ và trí tuệ nhân tạo (AI) vào quản lý logistics. Nhưng quan trọng nhất Việt Nam tập trung vào việc cải thiện chất lượng sản phẩm nông sản để tạo lợi thế cạnh tranh”