Không sao chép, chỉ học hỏi: Bài học từ Trung Quốc cho xuất khẩu “online” nông sản Việt

© Ảnh : Hoài Nam - TTXVNThu hoạch sầu riêng trồng theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Ia Mơ Nông (Chư Păh, Gia Lai)
Thu hoạch sầu riêng trồng theo tiêu chuẩn VietGAP tại xã Ia Mơ Nông (Chư Păh, Gia Lai) - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.07.2024
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Trung Quốc, với vị thế là quốc gia dẫn đầu về hoạt động xuất nhập khẩu thông qua thương mại điện tử, đã và đang gặt hái được nhiều thành công đáng kể. Trong khi đó, Việt Nam - một quốc gia có thế mạnh về nông sản - lại đang đối mặt với nhiều thách thức trong việc áp dụng mô hình này.

Trung Quốc: Người khổng lồ trên sân chơi thương mại điện tử xuyên biên giới

Với lợi thế về khả năng sản xuất đa dạng và quy mô lớn, Trung Quốc đã sớm đưa nông sản vào danh mục hàng hóa xuất khẩu qua thương mại điện tử xuyên biên giới (CBEC). Theo chuyên gia kinh tế Lê Thế Bình, thành công của họ không chỉ đến từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến vào quá trình vận hành, mà còn nhờ vào chính sách hỗ trợ mạnh mẽ từ chính phủ.

"Trung Quốc áp dụng rất nhiều công nghệ và AI vào vận hành các trung tâm logistics, giúp giảm chi phí vận hành xuống mức thấp, thậm chí còn thấp hơn cả chi phí giao hàng của Việt Nam”, chuyên gia kinh tế Lê Thế Bình phân tích với Sputnik.

© Ảnh : Vũ Sinh - TTXVNNghệ An cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao, hiện đại các ngành hàng chủ lực
Nghệ An cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao, hiện đại các ngành hàng chủ lực - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.07.2024
Nghệ An cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao, hiện đại các ngành hàng chủ lực
Bên cạnh đó, chính sách trợ giá của chính phủ Trung Quốc cũng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu.

"Chính phủ Trung Quốc đang thặng dư thương mại lớn và có nguồn lực ngân sách để hỗ trợ cho việc đó. Nguồn lực này hơn Việt Nam rất nhiều lần," ông Bình nhấn mạnh.

ớt - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.06.2024
EU tăng cường kiểm soát nông sản từ Việt Nam

Việt Nam: Tiềm năng lớn, thách thức không nhỏ

Mặc dù nông sản là một trong những mặt hàng thế mạnh, Việt Nam vẫn đang gặp nhiều khó khăn trong việc ứng dụng thương mại điện tử vào hoạt động xuất khẩu. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là chất lượng nông sản Việt Nam kém hơn so với Trung Quốc.

"Không thể nói rằng chất lượng nông sản xuất khẩu của Việt Nam là kém hơn, mà có sự phân hóa. Những doanh nghiệp quản lý chất lượng hàng hóa quy củ và chặt chẽ thì sản phẩm của họ vẫn đạt yêu cầu”, ông Bình chia sẻ. Chính sách cho vay vốn của các ngân hàng Trung Quốc đối với các doanh nghiệp xuất khẩu cũng khá thuận lợi, ít bị tình trạng khó tiếp cận vốn như các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.

Tuy nhiên, vấn đề truy xuất nguồn gốc vẫn là một thách thức lớn đối với nhiều doanh nghiệp Việt Nam.

"Hiện nay nhiều công ty xuất nhập khẩu nông sản là chưa làm mã vạch truy xuất nguồn gốc nông sản xuất khẩu nên chưa khai thác được hết tiềm năng" ông Bình chỉ ra.

Một nông dân thu hoạch lúa trên cánh đồng lúa ở Hà Nội, Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.10.2023
Trung Quốc ồ ạt mua nông sản Việt Nam
Thay vì cố gắng sao chép mô hình của Trung Quốc, Việt Nam nên tập trung vào việc phát huy thế mạnh của mình và tìm kiếm các giải pháp phù hợp với đặc thù quốc gia.

"Việc tạo ra một nền tảng theo mong muốn của quốc gia đó là một chuyện, tuy nhiên phải xét đến việc cạnh tranh với một nền tảng mạnh của nước khác, liệu có ổn không? Hay là mình dựa trên nền tảng của người khác và làm việc chỉ mình có thể làm tốt”, ông Bình đặt câu hỏi.

Ông Bình cũng gợi ý rằng Việt Nam không nhất thiết phải tập trung vào bán lẻ nếu bán buôn mang lại hiệu quả cao hơn.

"Mình quảng bá tốt sao cho các nhà bán buôn và phân phối của Trung Quốc biết đến và mua về, thì đây cũng là một điều tốt," ông nói.

Ông cũng đưa ra ví dụ về Vinamilk, một công ty xuất khẩu thực phẩm tiêu biểu của Việt Nam sang Trung Quốc, vẫn thông qua các nhà phân phối để triển khai.
Сà phê  - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.04.2024
Việt Nam lập kỷ lục xuất khẩu cà phê, trở thành nước bán lớn thứ hai thế giới

Hướng đi cho tương lai

Để nâng cao khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản qua thương mại điện tử, chuyên gia kinh tế Lê Thế Bình chỉ ra:

“Việt Nam cần tập trung vào một số điểm chính như cải thiện hệ thống logistics thông qua việc học hỏi từ Trung Quốc trong áp dụng công nghệ và trí tuệ nhân tạo (AI) vào quản lý logistics. Nhưng quan trọng nhất Việt Nam tập trung vào việc cải thiện chất lượng sản phẩm nông sản để tạo lợi thế cạnh tranh”

Cũng theo chuyên gia trên, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt cũng cần áp dụng công nghệ mã vạch để tăng tính minh bạch và uy tín của sản phẩm. Đồng thời tận dụng các nền tảng thương mại điện tử lớn sẵn có.
Với những bước đi đúng đắn và chiến lược phù hợp, Việt Nam hoàn toàn có thể tận dụng được tiềm năng to lớn của mình trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản qua thương mại điện tử, từ đó nâng cao vị thế trên thị trường quốc tế.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала