Cử tri có thể bỏ phiếu cho một trong hai ứng viên - người dẫn đầu vòng bỏ phiếu đầu tiên, nhà cải cách Masoud Pezeshkian, hoặc đối thủ của ông, đại diện của phe bảo thủ Said Jalili, nhận được ít hơn khoảng 1 triệu phiếu bầu trong vòng thứ nhất.
Sau khi Tổng thống Ebrahim Raisi từ trần ngày 19 tháng 5 trong vụ tai nạn máy bay trực thăng ở tây-bắc Iran, chính quyền Cộng hòa tuân theo hiến pháp đã công bố tiến hành cuộc bầu cử Tổng thống mới. Theo Điều 131 của Hiến pháp Iran, bầu cử phải diễn ra trong vòng 50 ngày kể từ mốc công bố Tổng thống qua đời hoặc mất năng lực và chuyển giao nhiệm vụ của ông cho Phó Tổng thống thứ nhất, hiện do ông Mohammad Mokhber đảm trách.
Vòng bỏ phiếu đầu tiên bầu cử Tổng thống diễn ra ở Iran cách đây một tuần, vào ngày 28 tháng 6. Các điểm bỏ phiếu mở cửa từ 7h30 đến 23h30 theo giờ Matxcơva. Tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu ngày hôm đó đạt khoảng 40%. Đã kiểm được 24,5 triệu phiếu bầu của cử tri tại hơn 58.000 điểm bỏ phiếu ở 482 khu vực của Iran.
Chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống ở Iran được đảm bảo nếu một ứng viên nhận được hơn 50% số phiếu bầu. Bởi không có ứng viên nào nhận được số phiếu bầu như vậy nên đã ấn định tổ chức vòng bỏ phiếu thứ hai, trong đó hai ứng viên có nhiều phiếu bầu nhất ở vòng đầu sẽ tranh tài. Các trạm bỏ phiếu ở Iran thường được bố trí trong các nhà thờ Hồi giáo, trường trung học và cơ sở đào tạo đại học. Ngoài các điểm bỏ phiếu cố định, cũng tổ chức những điểm bầu cử cơ động để thuận tiện cho việc bỏ phiếu.
Các ứng viên được cử tri Iran bầu chọn lấy một người ở vòng đầu tiên, là bốn chính trị gia: nhà cải cách Masoud Pezeshkian, nhận được hơn 10,4 triệu phiếu bầu, nhà bảo thủ Said Jalili, được hơn 9,4 triệu phiếu, và Chủ tịch Quốc hội Mohammad Bagher Ghalibaf, đã nhận được hơn 3,3 triệu phiếu bầu và giáo sĩ Mostafa Pourmohammadi, đã thu được hơn 206 nghìn phiếu cử tri.
Cơ cấu quyền lực và triển vọng quan hệ
Tổng thống chiếm vị trí thứ hai trong cơ cấu quyền lực ở Iran, sau lãnh đạo tối cao là Đại giáo chủ Iran Ali Khamenei, thực thi tất cả các chương trình phát triển của Nhà nước và đường lối đối ngoại chung của Iran. Triển vọng phát triển quan hệ của Iran với Nga cũng như với các nước phương Tây trong tương lai sẽ phụ thuộc vào việc ai sẽ trở thành Tổng thống mới của nước Cộng hòa Hồi giáo. Trong tương quan này, Tehran và Matxcơva đã nhiều lần nhấn mạnh rằng quan hệ giữa hai quốc gia sẽ không thay đổi bất kể kết quả bầu cử ra sao. Đồng thời, một số quan chức Chính phủ cấp cao của Iran không loại trừ sự phát triển của quan hệ giữa nước Cộng hòa Hồi giáo và phương Tây.