“Có, tất nhiên, họ đã đề nghị giúp đỡ chúng tôi và hỏi chúng tôi rằng họ có thể làm gì để giúp chúng tôi… Chúng tôi cố gắng tận dụng mọi khả năng có thể mà chúng tôi có, trước khi yêu cầu giúp đỡ”, - Browner nói.
Giữa Trung Quốc và Philippines cũng như các nước khác đang xảy ra tranh chấp lãnh thổ trong khu vực về quần đảo Trường Sa (Nam Sa) ở Biển Đông. Những hòn đảo này có giá trị do có nguồn tài nguyên sinh học phong phú, vị trí chiến lược ở ngã tư Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, trữ lượng dầu khí tiềm năng. Yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông được vạch ra trên bản đồ có đường 9 đoạn (còn gọi là “đường lưỡi bò”) vào năm 1946. Năm 2016, tòa án ở The Hague đã bác bỏ các tuyên bố của Bắc Kinh vô hiệu lực và xác nhận phản đối của Philippines đối với vùng đặc quyền kinh tế của nước này. Bắc Kinh không tham gia quá trình tố tụng tại tòa án.
Tình hình ở khu vực Biển Đông cũng thường xuyên phức tạp do tàu chiến Mỹ qua lại, mà theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc là vi phạm luật pháp quốc tế và làm suy yếu chủ quyền, an ninh của Trung Quốc. Bất chấp sự phản đối từ Bắc Kinh, quan chức Washington tuyên bố rằng Mỹ sẽ đi đến bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép.
Vào tháng 1, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines đã công bố ý định tăng cường hợp tác quân sự với Mỹ và các đồng minh trước hành vi được cho là “hung hăng” hơn của Trung Quốc. Theo ông, việc xây dựng năng lực quân sự sẽ góp phần hiệu quả hơn vào sự ổn định trong khu vực. Cũng trong tháng 1, ngoại trưởng Philippines và Trung Quốc nhất trí phát triển hợp tác và bình tĩnh giải quyết các vụ việc ở Biển Đông nhằm giảm căng thẳng trong khu vực.