Việt Nam để mất dự án sản xuất chip vào tay Ba Lan: Kiến nghị của Intel

Bộ Kế hoạch và Đầu tư có báo cáo cho biết, Intel đã đề xuất dự án sản xuất chip vốn đầu tư 3,3 tỷ USD, muốn Việt Nam hỗ trợ 15% tiền mặt, nhưng sau đó chuyển sang Ba Lan.
Sputnik
Mới đây, Công ty TNHH Intel Products Việt Nam cũng đã có đóng góp ý kiến về dự thảo Quỹ Hỗ trợ đầu tư, nhằm giúp Việt Nam tăng khả năng cạnh tranh, thu hút FDI thời gian tới.

Ngăn làn sóng chuyển đầu tư khỏi Việt Nam

Như Sputnik đưa tin, tuần qua, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có báo cáo gửi Chính phủ đề cập lý do vì sao nhiều “đại bàng” công nghệ tới Việt Nam nghiên cứu, xem xét nhưng rồi cuối cùng lại chuyển vốn đầu tư đi nơi khác.
Cụ thể, nêu tại tờ trình dự thảo nghị định thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ Hỗ trợ đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho hay, số lượng các dự án quy mô vốn đầu tư lớn với hàm lượng công nghệ cao còn khiêm tốn dù đầu tư nước ngoài vẫn tăng trưởng.
“Việc mở rộng của một số dự án công nghệ cao cũng có dấu hiệu tạm ngừng, một số doanh nghiệp đã thông báo chính thức về việc đang tạm dừng kế hoạch đầu tư mới, mở rộng tại Việt Nam, như Samsung, Intel, LG…”, báo cáo của Bộ KH&ĐT cho biết.
Thật khó tin: Vì sao Intel, LG chuyển hướng đầu tư khỏi Việt Nam?
Đặc biệt, một số tập đoàn lớn đã đến khảo sát, nghiên cứuđầu tư, nhưng không lựa chọn Việt Nam hoặc lựa chọn chờđợi nhằm theo dõi phản ứng chính sách của Việt Nam.
Bộ dẫn chứng, LG Chemical đề xuất dự án sản xuất pin với đề nghị Việt Nam hỗ trợ 30% chi phí sản xuất (tiền mặt), sau đó chuyển sang Indonesia.
Intel đề xuất dự án sản xuất chip vốn đầu tư 3,3 tỷ USD, đề xuất Việt Nam hỗ trợ 15% tiền mặt, sau đó chuyển sang Ba Lan.
Tập đoàn bán dẫn AT&S của Áo đến khảo sát, dự kiến đầu tư, nhưng Việt Nam không đáp ứng được về hỗ trợ theo chi phí và lao động công nghệ cao có sẵn, nên họ chuyển sang Malaysia.
Nhiều dự án khác cũng chững lại như dự án sản xuất thiết bị y tế 500 triệuđến 1 tỷ USD tại Đồng Nai của SMC (Nhật Bản); dự án mở rộng đầu tư các thiết bị phụ trợ cho Apple, IBM, Sisco của Foxconn, Compal, Quanta (Đài Loan).
Theo thống kê, Việt Nam được cho là đã thu hút được 108 dự án đầu tư nước ngoài có quy mô vốn đầu tư trên 500 triệu USD (trung bình 15 dự án/năm), nhưng trong số này chỉ có 27 dự án trong lĩnh vực công nghệ cao.
Hơn 10 năm trở lại đây, chỉ có 56 dựán quy mô lớn trên 500 triệu USD, trung bình chưa đến 5 dự án/năm.
Trong khi đó, để so sánh, thời gian qua, Malaysia đã công bố một loạt các dự án công nghệ cao như từ các ông lớn hàng đầu thế giới như Google, Microsoft, NVIDIA hay Byte Dance.
Savills: Samsung đang chiếm tới 10-30% GDP Việt Nam
Có thể kể tới dự án trung tâm AI trị giá 4,3 tỷ USD (công bố tháng 12/2023) của NVIDIA. Dự án Cloud và AI của Microsoft với vốn đầu tư 2,2 tỷ USD. Dự án trung tâm dữ liệu của Google với vốn đầu tư 2 tỷ USD, Byte Dance (công ty mẹ của Tiktok) cũng dự kiến đầu tư 2,13 tỷ USD thành lập trung tâm dữ liệu tại Malaysia.
Bộ Kế hoạch & Đầu tư cho rằng Chính phủ cần có giải pháp cấp bách để ứng phó, ngăn làn sóng dịch chuyển đầu tư ra khỏi Việt Nam của một nhóm các nhà đầu tư lớn, có vai trò quan trọng trong nền kinh tế.
Bộ đề xuất thành lập Quỹ hỗ trợ đầu tư bằng nguồn ngân sách nhà nước cấp hàng năm, phương thức chi trực tiếp bằng tiền để hỗ trợ doanh nghiệp đạt tiêu chí.
Bộ KH&ĐT cũng nhấn mạnh, nếu không sớm nội luật hóa để điều chỉnh mức ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp lên tương đương với mức thuế tối thiểu toàn cầu (15%), Việt Nam sẽ không thu được phần thuế chênh lệch, các công ty đầu tư tại Việt Nam cũng không được hưởng các ưu đãi này vì sẽ bị các quốc gia của công ty mẹ thu.

Intel kiến nghị gì?

Công ty TNHH Intel Products Việt Nam đã có đóng góp ý kiến về dự thảo Quỹ Hỗ trợ đầu tư.
Công ty cho rằng, Intel đã được công nhận là doanh nghiệp công nghệ cao trong các giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Do đó, Intel Việt Nam đề nghị Chính phủ và các Bộ xem xét cho phép công ty không cần làm thêm thủ tục cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao.
Intel lý giải, việc thực hiện thêm thủ tục này sẽ làm phát sinh thủ tục cho doanh nghiệp và chưa phù hợp Nghị Quyết số01/NQ-CP của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 05/1/2024 “Tập trung rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, quy định kinh doanh, không để phát sinh thủ tục, quy định, quy chuần, tiêu chuẩn kỹ thuật mới không cần thiết, không phù hợp, thiếu tính khả thi”.
Intel Việt Nam cũng lập luận rằng điều này là minh chứng và cam kết của Chính phủ trong việc “không để phát sinh thủ tục, và đơn giản hóa các thủ tục hành chính cho doanh nghiệp”.
Theo báo Đầu tư, trong ý kiến phản hồi của mình, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng thủ tục cấp Giấy chứng nhận Doanh nghiệp công nghệ cao thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ, vì vậy Bộ sẽ chủ trì sẽ làm việc thêm với Bộ Khoa học và Công nghệ để nghiên cứu và xem xét thêm về vấn đề này.
Intel cũng nêu ý kiến về quy định liên quan tới tổng số lao động trong dự thảo về việc xây dựng tiêu chí doanh nghiệp công nghệ cao và điều kiện hưởng hỗ trợ ưu đãi đầu tư.
Theo Intel, dự thảo có điểm “chưa phù hợp” vì sản xuất sản phẩm công nghệ cao chủ yếu dựa trên ứng dụng công nghệ, thiết bị tự động và lao động chất lượng cao, không phải lĩnh vực sử dụng nhiều lao động.
Việt Nam là công xưởng thế hệ tiếp theo của thế giới
Việc ứng dụng các công nghệ hiện đại giúp điều khiển các loại máy móc, robot vận hành chính xác và mang đến những sản phẩm có chất lượng cao, đồng đều đáp ứng tính đặc thù của ngành công nghệ cao, công nghệ bán dẫn.
Do vậy, Intel Việt Nam đề nghị loại bỏ yếu tổ số lượng người lao động trong xác định tiêu chí doanh nghiệp công nghệ cao và điều kiện hưởng hỗ trợ đầu tư của dự thảo Nghị định Quỹ hỗ trợ đầu tư.
Đối với kiến nghị này, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lưu ý, dự thảo hiện tại không gắn tiêu chí lao động sẽ xem xét hỗ trợ chi phí hỗ trợ sản xuất sản phẩm công nghệ cao đối với các doanh nghiệp thông thường.
Tiêu chí này được bổ sung để áp dụng một mức hỗ trợ đặc biệt khi doanh nghiệp đáp ứng được mục tiêu kép công nghệ cao và giải quyết vấn đề việc làm.
Thảo luận