Biển Đông

Trên mặt trận Trung Quốc-Philippines đang có sự thay đổi?

Cho đến gần đây, Biển Đông ngoài khơi quần đảo Philippines là điểm xung đột nghiêm trọng giữa Trung Quốc và Philippines, nhà phân tích Piotr Tsvetov của Sputnik viết trong bài báo của mình.
Sputnik
Các cuộc đụng độ giữa tàu của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc và tàu biên phòng Philippines gần Bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal) đã diễn ra kể từ tháng 8 năm ngoái. Người Philippines coi khu vực này là một phần vùng đặc quyền kinh tế của họ. Năm 1999, Philippines dùng xác tàu BRP Sierra Madre bị hỏng và mắc cạn trong Thế chiến thứ hai để thiết lập trạm tuần tra biên giới, làm chỗ đóng quân cho lính biên phòng canh gác bãi Cỏ Mây. Năm ngoái, khi chính quyền Philippines không chỉ cung cấp cho lực lượng biên phòng của họ trên con tàu này nước, đồ dự trữ mà còn cả vũ khí và đạn dược, phía Trung Quốc bắt đầu sử dụng tàu quân sự của họ để ngăn chặn việc quân sự hóa điểm này. Chính quyền Trung Quốc coi Bãi Cỏ Mây là lãnh thổ của họ, bất chấp thực tế là Trọng tài Quốc tế ở The Hague năm 2016 đã không công nhận các yêu sách của Trung Quốc;
Biển Đông
Thường dân Philippines không cần đường lối ngoại giao của Marcos ở Biển Đông
Washington luôn can thiệp vào xung đột giữa Manila và Bắc Kinh. Nhà Trắng thường xuyên gửi những lời ủng hộ đến giới lãnh đạo Philippines. Cả hai bên bắt đầu thường xuyên nhắc lại rằng họ có mối quan hệ đồng minh trong lĩnh vực quốc phòng. Các cuộc tập trận chung giữa quân đội Philippines và Mỹ thường xuyên được tổ chức ngoài khơi quần đảo Philippine. Những ngày này, quân đội Philippines và Mỹ phối hợp cùng nhau trong cuộc tập trận Rim. Hành động gây tiếng vang nhất để hỗ trợ Philippines trong cuộc đối đầu với Trung Quốc là triển khai hệ thống tên lửa tầm trung Typhon của Mỹ trên quần đảo Philippines vào tháng 4 năm nay. Hành động này ngay lập tức gây ra phản ứng tiêu cực ở Bắc Kinh.

Manila nghe thấy tuyên bố của Tổng thống Nga Vladimir Putin

May mắn thay, xung đột giữa quân đội Philippines và Trung Quốc không leo thang. Tàu Trung Quốc không bắn súng vào tàu Philippines, mà chỉ sử dụng vòi rồng hoặc dao và nắm đấm thô sơ. Nhưng báo chí khu vực tràn ngập các bài viết lên án hành động của Bắc Kinh.
Các nhà ngoại giao Trung Quốc quyết định cố gắng giảm bớt căng thẳng trên biển thông qua đàm phán. Cuộc tham vấn giữa đại diện cơ quan ngoại giao hai nước đã được tổ chức tại Manila vào ngày 2 tháng 7 vừa qua nhưng không có tuyên bố chính thức chung nào được đưa ra sau cuộc đàm phán. Mặc dù người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng “đó là cuộc trao đổi quan điểm thẳng thắn và mang tính xây dựng”, nhưng rõ ràng giữa các bên vẫn còn những bất đồng. Theo phía Philippines, Trung Quốc muốn áp đặt mệnh lệnh cho nước này, theo đó Philippines sẽ phải xin phép Bắc Kinh để ở lại khu vực Bãi Cỏ Mây. Philippines không chấp nhận với điều này.
Trong khi đàm phán đang diễn ra, Trung Quốc đã điều tàu sân bay Sơn Đông tới khu vực phía Nam Biển Đông. Không có bình luận nào về lý do tại sao Bắc Kinh làm điều này, nhưng báo chí địa phương cho rằng đó là để gây ảnh hưởng khủng khiếp đến chính phủ của Marcos Jr. và đồng minh Mỹ của ông ta.
Biển Đông
Liệu Việt Nam và Philippines sẽ tranh cãi nhau về thềm lục địa ở Biển Đông?
Nhưng tuyên bố gần đây của Tổng thống Nga, trong đó ông Vladimir Putin đề cập đến vấn đề toàn cầu trong việc triển khai tên lửa tầm trung của Mỹ, thậm chí còn có tác động lớn hơn đến người Philippines và người Mỹ. Tổng thống Nga đề cập đến Philippines, nơi khởi nguồn của hệ thống Typhon. Quần đảo coi những lời này là yếu tố đe dọa an ninh quốc gia. Cựu nghị sĩ Philippines Carlos Isagani Zarate cho rằng "Liên minh quân sự của Tổng thống Marcos Jr. với Mỹ có thể khiến Philippines trở thành mục tiêu tiềm tàng cho các cuộc tấn công hạt nhân từ các nước như Liên bang Nga". Không biết có phải Manila hay Washington sợ hãi hơn trước tuyên bố của Tổng thống Vladimir Putin hay không, nhưng có thông tin nổi lên rằng hệ thống Typhon sẽ quay trở lại Mỹ vào tháng 9.
Tuy nhiên, Manila không muốn bỏ cuộc và đang lên kế hoạch mua vũ khí hiện đại, đặc biệt là máy bay F-16. Philippines cũng hy vọng nhận được sự giúp đỡ từ Nhật Bản, quốc gia mà họ vừa ký kết thỏa thuận hợp tác quốc phòng.
Hiện tại người Philippines chưa có khả năng bảo vệ lãnh thổ của mình, họ cầu nguyện Đức Mẹ Maria cứu những người lính biên phòng Bãi Cỏ Mây và tất cả ngư dân Philippines ở Biển Đông. Vì mục đích này, một buổi lễ đặc biệt đã được tổ chức vào Chúa nhật tuần trước tại các nhà thờ Công giáo ở Manila.
Thảo luận