Việt Nam ước tính chi 67 tỷ USD làm đường sắt tốc độ cao vận tốc 350km/h

Lựa chọn công nghệ đường sắt hiện đại, vận tốc dự kiến 350km/h, Việt Nam đặt mục tiêu hoàn thành tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam dài khoảng 1.541km, đi qua qua 20 tỉnh, thành phố và triển khai trong 10 năm từ năm 2025 đến năm 2035.
Sputnik
Tuyến đường sắt cao tốc Bắc-Nam có tổng vốn trên 67 tỷ USD, được định hướng phục vụ vận tải con người là chính, có kết hợp vận tải hàng hóa và kết hợp kinh tế với đảm bảo quốc phòng, an ninh.

Việt Nam họp về xây đường sắt cao tốc Bắc-Nam

Sáng 11/7, Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành về Đề án chủ trương đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam.
Theo báo Chính phủ, dự họp có Phó Thủ tướng Chính phủ: Trần Hồng Hà, Trần Lưu Quang, Lê Thành Long; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn; Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng; Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan liên quan.
Thường trực Chính phủ và lãnh đạo các bộ, ngành đã nghe và thảo luận về quá trình nghiên cứu, xây dựng đề án, báo cáo tổng thể về dự án.
Đồng thời, đề xuất lộ trình, bước đi, công nghệ, tài chính… và các vấn đề liên quan để Việt Nam có thể thực hiện xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam.
Khi nào đường sắt liên vận Việt Nam đuổi kịp tốc độ phát triển kinh tế?
Kết luận cuộc họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đánh giá cao các báo cáo và ý kiến trách nhiệm, đầy đủ, rõ vấn đề, có tính thuyết phục cao của các bộ, ngành.
Thủ tướng Phạm Minh Chính, việc xây dựng Đề án đã bám sát cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý gồm, kết luận số 49-KL/TW, ngày 28/02/2023 của Bộ Chính trị về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 103/2023/QH15 của Quốc hội 9/11/2023 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024.
Đồng thời việc xây dựng đề án căn cứ yêu cầu thực tiễn, khi nhu cầu vận tải rất lớn, trên trục Bắc – Nam theo chiều dài của nước.
Việt Nam vốn được đánh giá có tiềm năng lớn phát triển logistics, song chi phí logistics vẫn đang cao hơn trung bình thế giới do hệ thống giao thông chưa phát triển ngang tầm.
Việc phát triển giao thông, trong đó có tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam sẽ làm giảm chi phí logistics, giảm giá thành và tăng sức cạnh tranh hàng hóa.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành liên quan tiếp thu ý kiến của các bộ, cơ quan dự họp và các chuyên gia, nhà khoa học, kinh nghiệm quốc tế phù hợp.
Đồng thời, tiếp tục phối hợp chặt chẽ hơn nữa, tiến hành khẩn trương hơn nữa hoàn thiện đề án, các báo cáo, tờ trình và tài liệu liên quan để báo cáo, trình cấp có thẩm quyền, theo hướng đột phá, đổi mới, tầm nhìn chiến lược, bảo đảm yếu tố hiện đại, đồng bộ, hiệu quả bền vững theo đúng chủ trương của Bộ Chính trị tại Kết luận số 49-KL/TW.
Việt-Trung sẽ bắt tay làm đường sắt?
“Quan điểm, nguyên tắc, phương pháp luận là phải đột phá, đổi mới với tầm nhìn chiến lược, hiện đại, hiệu quả theo đúng tinh thần Nghị quyết 49”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Lựa chọn vận tốc 350km/h, xây dựng trong 10 năm

Về công năng vận tải hiện tại, trên trục giao thông Bắc - Nam đã có 3 tuyến đường bộ (gồm quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh, đường bộ cao tốc đang được xây dựng), cùng các tuyến đường biển, hàng không, đường sắt.
Do đó, Chính phủ nhìn nhận phải nghiên cứu xây dựng đường sắt tốc độ cao với công năng phù hợp để phát huy thế mạnh bổ sung của các loại hình vận tải, nghiên cứu theo hướng vận tải hành khách là chủ yếu, kết hợp vận tải hàng hóa nhanh và phục vụ quốc phòng - an ninh khi có nhu cầu, đồng thời tiếp tục cải tạo, nâng cấp đường sắt hiện hữu để vận chuyển hàng hóa.
Trong đó, mục tiêu là hoàn thành chiều dài tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc- Nam khoảng 1.541km, đi qua qua 20 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, triển khai trong 10 năm từ năm 2025 đến năm 2035.
Với hướng tuyến thuận lợi nhất, Thủ tướng quán triệt, tinh thần là ngắn nhất, hiệu quả nhất có thể, với nguyên tắc “qua sông thì bắc cầu, qua núi thì khoét núi, qua đồng ruộng thì đổ đất đổ cát”, lưu ý chọn tốc độ thiết kế khai thác 350km/h.
Lời gan ruột của Bí thư Nên
Thủ tướng lưu ý, dọc chiều dài đất nước từ Bắc tới Nam hiện nay đã có đầy đủ các phương thức vận tải gồm: đường bộ, đường sắt, hàng không, hàng hải.
“Do đó, việc xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc- Nam phải đảm bảo đồng bộ, liên thông, tận dụng, kết hợp và phát huy được hiệu quả của hệ thống và phương thức giao thông hiện có”, Thủ tướng nhắc lại.
Theo tính toán, dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam có tổng mức đầu tư khoảng 67 tỷ USD.
Đánh giá đây là số vốn lớn, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, đơn vị liên quan tiếp tục nghiên cứu, phân tích kỹ hơn, có tham chiếu với các nước có điều kiện, công nghệ, quy mô tương ứng.
“Đặc biệt, phải có phương thức huy động vốn đa dạng, gồm vốn Trung ương, địa phương, vốn vay, phát hành trái phiếu và vốn của doanh nghiệp”, ông đề cập.
Đặc biệt, để huy động các nguồn vốn phải phân tích rõ và có cơ chế, chính sách phù hợp, tính đến khả năng thu hồi vốn, đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội, hiệu quả tài chính, hiệu quả vận tải, logistics, hiệu quả tổng hợp, trực tiếp và gián tiếp.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu cùng với xây dựng đề án, phải thúc đẩy chuyển giao công nghệ, quản lý thông minh, hiện đại cả trong quản lý, khai thác vận tải và hạ tầng.
Việt Nam đã hội đủ điều kiện để đầu tư đường sắt tốc độ cao
Tổ chức đào tạo nguồn nhân lực, gắn với phát triển công nghiệp đường sắt và hệ sinh thái đường sắt với bước đi lộ trình phù hợp.
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Phó thủ tướng Trần Hồng Hà tiếp tục trực tiếp chỉ đạo, Bộ Giao thông vận tải bổ sung, làm rõ thêm thật thuyết phục các nội dung tại cuộc họp.
Song song với xây dựng đề án chủ trương đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam trình các cấp có thẩm quyền trong năm 2024, xây dựng các đề án nâng cấp các tuyến đường sắt hiện hữu, trước mắt ưu tiên đầu tư tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội- Hải Phòng.
Bộ Chính trị đặt mục tiêu đến năm 2025 hoàn thành phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam và khởi công trước năm 2030.
Các đoạn đường sắt tốc độ cao Hà Nội - Vinh và TP HCM - Nha Trang được ưu tiên khởi công trong giai đoạn 2026-2030; phấn đấu hoàn thành toàn tuyến trước 2045.
Thảo luận