“Cách phát biểu của ngoại trưởng có vấn đề - không có ai ở châu Âu đe dọa Nga <...> Không có bất kỳ mối đe dọa quân sự nào, không có ai đe dọa tước đoạt lãnh thổ, đất đai của Nga”, - ông tuyên bố.
Theo nhà ngoại giao Mỹ, điều mà Nga coi là mối đe dọa trên thực tế là "nền dân chủ đang vận hành trong biên giới của nó". Dựa trên điều này, Washington bác bỏ quan điểm của Moskva và có ý định tiếp tục hợp tác với Kiev để đạt được “nền hòa bình công bằng và lâu dài” thông qua ngoại giao.
Như ông Sergei Lavrov trước đó đã phát biểu hôm thứ Ba tại cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, việc giải quyết cuộc khủng hoảng ở châu Âu phải đi kèm với việc loại bỏ các nguyên nhân gốc rễ của nó, tức là những động thái cụ thể để loại bỏ các mối đe dọa đến từ phương Tây đối với Nga. Ông nhắc lại rằng Tổng thống Vladimir Putin đã vạch ra các điều kiện để thiết lập nền hòa bình bền vững ở Ukraina.
Vào giữa tháng 6 Tổng thống Nga đưa ra các đề xuất hòa bình mới để giải quyết xung đột ở Ukraina. Những điều kiện này quy định việc công nhận quy chế các vùng Crưm, DNR, LNR, Kherson và Zaporozhye là các khu vực của Nga, thiết lập tình trạng không liên kết và phi hạt nhân của Ukraina, phi quân sự hóa và phi phát xít hóa nước này, cũng như bãi bỏ các biện pháp trừng phạt chống Nga. .
Đồng thời, ông Putin nhấn mạnh rằng đó không phải là việc đóng băng cuộc xung đột mà là chấm dứt hoàn toàn xung đột. Tuy nhiên, ông cảnh báo, tình hình trên đường giới tuyến sẽ tiếp tục thay đổi không có lợi cho Kiev, khi đó điều kiện của Nga có thể đã khác.
Về phần mình Vladimir Zelensky bác bỏ sáng kiến này, gọi đó là “tối hậu thư”.