Việt Nam có động thái mạnh tay hiếm thấy với thép Trung Quốc và Ấn Độ

Việt Nam khởi xướng điều tra chống bán phá giá thép cán nóng nhập khẩu từ Ấn Độ và Trung Quốc, theo Bộ Công Thương. Đây là động thái hiếm thấy để bảo vệ ngành sản xuất thép trong nước của Việt Nam.
Sputnik
Trước đó, Tập đoàn Hòa Phát (Hòa Phát) và Công ty TNHH Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (Formosa Hà Tĩnh) đã nộp hồ sơ yêu cầu điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm thép cán nóng (HRC) nhập khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ vào Việt Nam.

Việt Nam khởi xướng điều tra thép cán nóng của Trung Quốc và Ấn Độ

Theo Quyết định số 1985/QĐ-BCT của Bộ Công Thương, Việt Nam sẽ tiến hành điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá (CBPG) đối với một số sản phẩm thép cán nóng có xuất xứ từ Cộng hòa Ấn Độ và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
Quyết định tiến hành điều tra được ban hành căn cứ theo kết quả thẩm định đối với hồ sơ yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá được nộp đầy đủ và hợp lệ của Tập đoàn Hòa Phát và Công ty TNHH Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh hồi tháng 3.
Quyết định do Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân ký, có hiệu lực từ 26/7 được thực hiện theo quy định pháp luật về phòng vệ thương mại của Việt Nam.
Việt Nam xoay sở đối phó với thép Trung Quốc
Bộ Công Thương cho biết, danh mục điều tra sẽ gồm 28 mã. Cụ thể, theo quyết định, các sản phẩm thép cán nóng (HRC) có xuất xứ từ Cộng hòa Ấn Độ và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được phân loại theo các mã HS là 7208.25.00, 7208.26.00, 7208.27.19, 7208.27.99, 7208.36.00, 7208.37.00, 7208.38.00, 7208.39.20, 7208.39.40, 7208.39.90, 7208.51.00, 7208.52.00, 7208.53.00, 7208.54.90, 7208.90.90, 7211.14.15, 7211.14.16, 7211.14.19, 7211.19.13, 7211.19.19, 7211.90.12, 7211.90.19, 7224.30.90, 7225.99.90, 7226.91.10, 7226.91.90, 7226.99.19, 7226.99.99 (mã vụ việc AD20).
Thời kỳ thu thập dữ liệu để đánh giá hành vi bán phá giá là từ 1/7/2023 đến 30/6/2024, thời kỳ thu thập dữ liệu để đánh giá thiệt hại của ngành sản xuất trong nước là 3 năm, từ 1/7/2021 đến 30/6/2024.
Bộ Công Thương lưu ý, bên yêu cầu cũng đã cung cấp được các cơ sở hợp lý để chứng minh hành vi bán phá giá của hàng hóa được đề nghị điều tra.
Đồng thời, bên yêu cầu cũng cung cấp dữ liệu để xác định biên độ bán phá giá của hàng hóa bị đề nghị điều tra từ Ấn Độ ở mức 22,27% và Trung Quốc ở mức 27,83%.
Các doanh nghiệp này mong muốn có biện pháp hỗ trợ chính đáng và công bằng cho doanh nghiệp sản xuất thép HRC trong nước trước làn sóng đổ bộ của thép Trung Quốc vào Việt Nam liên tục tăng những năm gần đây.
Theo quy định pháp luật, sau khi khởi xướng điều tra, Bộ Công Thương sẽ gửi bản câu hỏi điều tra cho các bên liên quan để thu thập thông tin nhằm phân tích, đánh giá các nội dung cáo buộc gồm: Hành vi bán phá giá của các doanh nghiệp xuất khẩu của các nước bị điều tra; thiệt hại của ngành sản xuất; mối quan hệ nhân quả giữa hành vi bán phá giá và thiệt hại của ngành sản xuất một số sản phẩm trong nước.
Bên bờ vực phá sản, một loạt doanh nghiệp thép Việt Nam kêu cứu

Thép Trung Quốc ồ ạt vào Việt Nam

Bộ Công Thương cho biết, trong trường hợp kết luận cuối cùng của Cơ quan điều tra xác định có thiệt hại đáng kể hoặc có đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước, Bộ trưởng Bộ Công Thương có thể quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá có hiệu lực trở về trước.
Thuế chống bán phá giá được áp dụng có hiệu lực trở về trước với hàng nhập khẩu trong thời hạn 90 ngày trước khi áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời nếu hàng hóa nhập khẩu được xác định bị bán phá giá; khối lượng hoặc số lượng hàng hóa bị bán phá giá nhập khẩu vào Việt Nam tăng nhanh đột biến trong giai đoạn từ khi tiến hành điều tra đến khi áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời và gây ra thiệt hại khó có khả năng khắc phục cho ngành sản xuất trong nước.
Theo số liệu từ cơ quan Hải quan, trong tháng 6, Việt Nam nhập khẩu 886.000 tấn thép cuộn cán nóng (HRC), bằng 151% sản xuất trong nước. Trong đó, lượng thép nhập từ Trung Quốc chiếm 77%. Giá nhập khẩu từ Trung Quốc bình quân là 560 USD/tấn, thấp hơn các quốc gia khác 45-108 USD/tấn.
Lũy kế 6 tháng, sản lượng thép HRC nhập khẩu lên đến gần 6 triệu tấn, tăng 32% so với cùng kỳ 2023. Lượng nhập khẩu này bằng 173% so với sản xuất trong nước.
Trong đó, lượng thép nhập từ Trung Quốc chiếm 74%, còn lại từ Đài Loan, Hàn Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và các quốc gia khác. Giá trị kim ngạch nhập khẩu đạt 3,46 tỷ USD, riêng Trung Quốc chiếm 2,5 tỷ USD.
Giải pháp nào sẽ "cứu" ngành vật liệu Việt Nam?
Đánh giá từ Việc Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) thể hiện, thép nhập khẩu ồ ạt tràn vào Việt Nam, sản lượng nhập có thời điểm gấp gần 200% sản xuất trong nước khiến thị phần bán hàng thép cán nóng của doanh nghiệp mất vào tay hàng nhập khẩu. Thị phần bán hàng HRC của doanh nghiệp trong nước như Hòa Phát và Formosa đã giảm từ mức 42% năm 2021 xuống 30% vào 2023.
Hồi tháng 5 năm nay, Bộ Thương mại Thái Lan cũng tiến hành điều tra và xem xét triển khai các biện pháp chống bán phá giá đối với một số công ty thép cuộn cán nóng từ Trung Quốc.
Được biết, Cơ quan điều tra của Việt Nam cũng đã có thư gửi cho Đại sứ quán Cộng hòa Ấn Độ và Đại sứ quán Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tại Việt Nam thông báo về việc nhận được đầy đủ Hồ sơ yêu cầu và hợp lệ.
Thảo luận