Việt Nam: Hàng ngàn doanh nghiệp chờ “khai tử”, giải thể

Theo số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường Việt Nam trong 7 tháng đầu năm là 125,5 nghìn doanh nghiệp, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm trước.
Sputnik
Bình quân một tháng có hơn 17,9 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Riêng tháng 7, có 7.035 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 30,2% và tăng 33,8%; có 1.730 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, giảm 22,4% và tăng 9,4%.
Trong 7 tháng qua Việt Nam có 139,5 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm trước; bình quân một tháng có hơn 19,9 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.

7 tháng: 139,5 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động

Sáng 29/7, Tổng cục Thống kê (GSO) công bố Báo cáo kinh tế - xã hội tháng 7 và 7 tháng đầu năm.
Dữ liệu thể hiện, trong tháng 7/2024, Việt Nam có 14,7 nghìn doanh nghiệp thành lập mới, số vốn đăng ký là hơn 110.408 tỷ đồng. Số lao động đăng ký hơn 88,4 nghìn lao động.
Việt Nam: Công ty dạy làm giàu của diễn giả nổi tiếng lỗ đậm vì học viên bỏ đi
So với tháng 6/2024, giảm 6,3% về số doanh nghiệp thành lập mới, giảm 22,8% về vốn đăng ký và tăng 3,3% về số lao động. So với cùng kỳ năm trước, tăng 7,3% về số doanh nghiệp, giảm 13% về số vốn đăng ký và tăng 11,9% về số lao động.
Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong tháng đạt 7,5 tỷ đồng, giảm 17,6% so với tháng trước và giảm 18,9% so với cùng kỳ năm trước.
Trong tháng 7/2024, Việt Nam có hơn 6,8 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 26,2% so với tháng trước và giảm 0,7% so với cùng kỳ năm 2023.
Tính chung 7 tháng năm 2024, cả nước có hơn 95,2 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 854,6 nghìn tỷ đồng và tổng số lao động đăng ký gần 600,4 nghìn lao động.
Mức này tăng 6,3% về số doanh nghiệp, tăng 2,4% về vốn đăng ký và tăng 2,0% về số lao động so với cùng kỳ năm trước.
Vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới trong 7 tháng năm 2024 đạt 9 tỷ đồng, giảm 3,6% so với cùng kỳ năm 2023.
Chủ tịch HĐQT Hà Đô xin từ nhiệm vì lý do sức khỏe
Đáng chú ý, nếu tính cả 919,2 nghìn tỷ đồng vốn đăng ký tăng thêm của hơn 27,1 nghìn doanh nghiệp tăng vốn, tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong 7 tháng năm 2024 là 1.773,8 nghìn tỷ đồng, giảm 9,1% so với cùng kỳ năm 2023, theo GSO.
Cũng trong 7 tháng đầu năm, Việt Nam có gần 44,3 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng 4,7% so với cùng kỳ năm 2023, nâng tổng số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động trong 7 tháng năm 2024 lên gần 139,5 nghìn doanh nghiệp, tăng 5,8% so với cùng kỳ năm 2023.
Bình quân một tháng có hơn 19,9 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.
Về cơ cấu doanh nghiệp thành lập mới theo khu vực kinh tế, Tổng cục Thống kê cho hay, trong 7 tháng đầu năm 2024 có 919 doanh nghiệp thành lập mới thuộc khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, giảm 2,8% so với cùng kỳ năm trước.
Có 22,4 nghìn doanh nghiệp thuộc khu vực công nghiệp và xây dựng, tăng 4,8%; 71,9 nghìn doanh nghiệp thuộc khu vực dịch vụ, tăng 6,8%.

125,46 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong 7 tháng

Ở chiều ngược lại, trong tháng 7/2024, có 6.837 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng 26,2% so với tháng trước và giảm 0,7% so với cùng kỳ năm 2023.
Nhà đầu tư nước ngoài đổi chiến lược ở Việt Nam
Có 7.035 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 30,2% so với tháng trước và tăng 33,8% so với cùng kỳ. Có 1.730 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, giảm 22,4% so với tháng trước và tăng 9,4% so với cùng kỳ năm 2023.
Tính chung 7 tháng năm 2024, cả nước có 125,5 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo GSO, hơn một nửa trong số đó là các doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn - 78 nghìn doanh nghiệp, tăng 16,7% so với cùng kỳ năm trước.
Phần lớn là các doanh nghiệp chọn tạm ngưng kinh doanh trong thời gian ngắn hạn, hơn 35,5 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, giảm 1,5% so với cùng kỳ.
Có 11,9 nghìn doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 14,5% so với cùng kỳ. Bình quân một tháng, Việt Nam có hơn 17,9 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.
Dữ liệu mới công bố của Tổng cục Thống kê cũng nêu, sản xuất công nghiệp duy trì đà tăng trưởng tích cực, ước tính chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 7 tăng 0,7% so với tháng trước, và tăng 11,2% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung bảy tháng năm 2024, IIP ước tính tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 giảm 0,8%). Công nghiệp chế biến, chế tạo đóng góp chủ lực vào mức tăng chung.
Ông Ngô Chí Dũng và người liên quan nắm hơn 33% vốn VPBank
IIP tăng ở 60/63 địa phương. Một số địa phương có chỉ số IIP đạt mức tăng khá cao do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; ngành sản xuất và phân phối điện tăng cao, như: Lai Châu, Trà Vinh, Khánh Hòa, Phú Thọ, Bắc Giang, Sơn La, Cao Bằng, Điện Biên….
Thảo luận